Cho hỗn hợp gồm glyxin và axit glutamic (tỉ lệ mol 1 : 1) tác dụng vừa đủ với 240 ml dung dịch KOH 1M, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 23,36. B. 31,20.
C. 23,04. D. 26,88.
nGly = nGlu = a
—> nKOH = a + 2a = 0,24
—> a = 0,08
—> Muối gồm GlyK (a) và GluK2 (2a)
—> m muối = 26,88
Cho 5,52 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa FeCl3 0,4M và CuCl2 0,6M. Sau một thời gian thu được dung dịch X và 4,8 gam rắn Y gồm hai kim loại. Cho dung dịch NaOH dư vào X (không có mặt không khí) thu được 21,04 gam kết tủa. Hòa tan hoàn toàn 4,8 gam Y trong dung dịch HNO3 đặc, nóng (dùng dư), thấy thoát ra 0,3 mol khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Nếu cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 71,04. B. 75,36.
C. 77,52. D. 73,20.
Hòa tan hết 13,68 gam hỗn hợp gồm Fe và FeCO3 bằng dung dịch chứa 0,405 mol H2SO4 và 0,45 mol NaNO3, thu được dung dịch X và hỗn hợp khí CO2, NO2, 0,12 mol NO. Tỉ khối hơi của Y so với He bằng a. Cho 400ml dung dịch NaOH 1,5M vào dung dịch X, không thấy khí thoát ra, đồng thời thu được 18,19 gam Fe(III) hidroxit (kết tủa duy nhất). Gía trị gần nhất của a:
A. 9,5 B. 9,0 C. 10,0 D. 10,5
Cho hai muối X, Y thỏa mãn điều kiện sau:
(1) X + Y → không xảy ra phản ứng.
(2) X + Cu → không xảy ra phản ứng.
(3) Y + Cu → không xảy ra phản ứng.
(4) X + Y + Cu → xảy ra phản ứng.
Hai muối X và Y thỏa mãn là
A. Mg(NO3)2 và Na2SO4.
B. NaNO3 và H2SO4.
C. NaHSO4 và NaNO3.
D. Fe(NO3)3 và NaHSO4.
Nhiệt phân 104 gam hỗn hợp X: A(NO3)2 và B(NO3)2 (A là kim loại kiềm thổ, B là kim loại chuyển tiếp) cho tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn Y gồm những oxit, hỗn hợp Z gồm NO2 và O2 có thể tích 31,36 (lít) (đo ở 0 °C, 1 atm) với tỉ khối Z so với CO2 bằng 1. Xác định kim loại A, B (biết số mol A(NO3)2 ít hơn B(NO3)2.
Hòa tan hết 20,06 gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, Al và Al2O3 vào nước dư, thu được 2a mol khí H2 và dung dịch X. Cho từ từ dung dịch HCl đến dư vào X, sự phụ thuộc số mol kết tủa và số mol HCl được biểu diễn theo đồ thị sau:
Giá trị của a là
A. 0,03. B. 0,04.
C. 0,06. D. 0,08.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm a mol CuxFeSy và b mol FeSy (a : b = 1 : 3; x, y nguyên dương) trong dung dịch HNO3 đặc nóng thu được dung dịch Y chỉ gồm 2 muối sunfat, đồng thời giải phóng 43,008 lít (đktc) hỗn hợp 2 khí có tỉ khối so với He là 12,9375. Giá trị a, b lần lượt là:
A. 0,03375; 0,10125 B. 0,035; 0,105
C. 0,0335; 0,1005 D. 0,0375; 0,01125
Hỗn hợp E chứa hai este (mạch hở, thuần chức) CnH2nO2 (X) và CmH2m-2O4 (Y). Đun nóng 20,58 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 9,48 gam hỗn hợp gồm hai ancol Z và 2 muối T. Đốt cháy hoàn toàn T cần 0,48 mol O2 thu được CO2, H2O và 14,31 gam Na2CO3. Phần trăm khối lượng X trong E gần nhất với:
A. 12% B. 32% C. 15% D. 24%
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Thổi luồng khí CO đến dư qua ống sứ chứa Fe2O3 nung nóng.
(b) Điện phân dung dịch CuSO4 bằng điện cực trơ.
(c) Cho dung dịch NaI vào dung dịch FeCl3.
(d) Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Na3PO4.
(e) Đốt cháy FeS2 trong oxi dư.
Số thí nghiệm tạo ra đơn chất là
A. 4. B. 2.
C. 3. D. 5.
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, NaOH, Na2CO3 trong dung dịch axit H2SO4 40% (vừa đủ) thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỷ khối so với hiđro bằng 16,75 và dung dịch Y chỉ chứa muối sunfat trung hòa có nồng độ 45,59%. Cô cạn dung dịch Y thu được 170,4 gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 23,8 B. 93,2 C. 50,6 D. 50,04
Có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra do người lái xe uống rượu. Hàm lượng ancol etylic trong máu người lái xe không vượt quá 0,02% theo khối lượng. Để xác định hàm lượng đó, người ta chuẩn độ bằng dung dịch K2Cr2O7 trong môi trường axit (khi đó ancol etylic bị oxi hoá thành axit axetic). Khi chuẩn độ 25 gam huyết tương máu của một người lái xe cần dùng 20 ml dung dịch K2Cr2O7 0,01M. Vậy hàm lượng ancol etylic trong máu người lái xe đó là
A. 0,0225% B. 0,0252% C. 0,0525% D. 0,0552%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến