Hòa tan Fe3O4 trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Cho dãy các chất: KMnO4, Cl2, KOH, Na2CO3, CuSO4, HNO3, Fe, NaNO3. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch X là
A. 7. B. 5. C. 4. D. 6.
X gồm Fe2+, Fe3+, H+, Cl-. X tác dụng được với tất cả, trừ CuSO4.
KMnO4:
Fe2+ + H+ + MnO4- —>
Cl- + H+ + MnO4- —>
Cl2:
Fe2+ + Cl2 —> Fe3+ + Cl-
KOH: Fe2+, Fe3+, H+ với OH-
Na2CO3: Fe2+, Fe3+, H+ với CO32-
CuSO4: Không
HNO3:
Fe2+ + H+ + NO3- —>
Fe: với Fe3+, H+
NaNO3:
Trong thực tế người ta thường nấu rượu (ancol etylic) từ gạo (chứa 81% tinh bột). Tinh bột chuyển hóa thành ancol etylic qua 2 giai đoạn: Tinh bột → Glucozơ → Ancol. Biết hiệu suất mỗi giai đoạn là 80%, khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 g/ml. Thể tích ancol etylic 46° thu được từ 10 kg gạo là:
A. 6 lít. B. 8 lít. C. 10 lít. D. 4 lít.
Điện phân dung dịch gồm 28,08 gam NaCl và m gam Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khối lượng dung dịch giảm 51,6 gam thì ngưng điện phân thu được dung dịch X. Cho thanh sắt vào X, sau khi phản ứng kết thức thấy khối lượng thanh sắt giảm 6,24 gam và thu được khí NO (sản phẩm khử). Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 170. B. 180. C. 190. D. 160.
Hỗn hợp X gồm FeCO3 và FeS2 với tỉ lệ số mol tương ứng 3 : 2. Cho hỗn hợp X vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư. Sau khi phản ứng kết thúc thu được hỗn hợp khí Y. Tỉ khối của Y với không khí là?
A. 1,9 B. 2,1 C. 1,7 D. 2,3
Hỗn hợp X gồm hidrocacbon A và H2 có tỉ khối với H2 bằng 4,8. Dẫn X qua Ni đun nóng thu được hỗn hợp Y có tỉ khối với CH4 là 1 (Y không làm mất màu dung dịch Brom). Công thức phân tử của A là
A. C2H4 B. C3H4 C. C4H8 D. C2H2
Cho 26,66 gam hỗn hợp E chứa 3 peptit mạch hở gồm X (x mol), Y (y mol), Z (z mol). Đốt cháy hoàn toàn x mol X hoặc y mol Y hoặc z mol Z đều thu được 0,3 mol CO2. Đun nóng 26,66 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 38,13 gam hỗn hợp T gồm các muối của các alpha amino axit có dạng H2NCnH2nCOOH. Phần trăm khối lượng peptit có phân tử khối lớn nhất trong E là
A. 24% B. 28% C. 26,8% D. 30%
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm C2H4, C3H6, C4H8O2, C3H6O sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng V ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M thấy khối lượng bình tăng 18,6 gam, đồng thời khối lượng dung dịch giảm 10,95 gam. Giá trị của V là:
A. 100 B. 120 C. 150 D. 200
Hỗn hợp X chứa 2 mol NH3 và 5 mol O2. Cho X qua Pt xúc tác và đun ở 900°C thấy có 90% NH3 bị oxi hóa. Lượng O2 còn dư là
A. 2,75 mol C. 1 mol
B. 3,5 mol D. 2,5 mol
Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, FeCO3 và Fe(OH)2 (trong đó nFe(OH)2 = nX/6) tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thu được dung dịch Y và 7,84 lít hỗn hợp khí Z (gồm SO2 và CO2). Tỉ khối của Z so với H2 là 29,143. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư thu dược 42,8 gam kết tủa. Tìm m và nH2SO4 phản ứng.
Khử hoàn toàn 14,4 (g) một oxit sắt (FexOy) bằng khí H2 ở nhiệt độ cao, thu được 11,2 (g) Fe. Hãy xác định CTHH của oxit sắt đó.
Cho 200 ml dung dịch H3PO4 1M vào 250 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,5M và KOH 1,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Khối lượng muối có trong dung dịch X là:
A. 32,6 gam. B. 36,6 gam. C. 38,4 gam. D. 40,2 gam.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến