Khổ thơ đã tái hiện 1 cách thật sinh động khung cảnh thân thuộc nơi lành quê Việt Nam. Bức tranh ấy được tác giả bắt đầu điểm nhìn từ chiếc cổng làng thân quen. "Đón mát cổng làng", nhà thơ cảm nhận được từng đợt gió hiu hiu thổi nhẹ nhàng, mơn man, không hề gay gắt. Nghệ thuật nhân hóa đã được tác giả sử dụng 1 cách tài tình trong câu thơ "Gió hiu hiu đẩy mây vàng êm trôi". Gió thổi nhẹ nhàng khiến cho những đám mây buổi chiều kia cũng lững lờ trôi. Hình ảnh đám mây vàng ấy gợi nhắc cho đến hình ảnh của buổi hoàng hôn, nắng đang dần tắt, chỉ còn sức ánh lên những đám mây kia. TRonh bức tranh ấy chẳng thể nào thiếu được hình ảnh của những đồng lúa quê hương thẳng cánh cò bay, trải dài ra tít tận chân trời, uốn lượn tạo thành những đường cong. Những đường uốn lượn ấy thật mềm mại làm sao! Và hình ảnh con người đã xuất hiện ở cuối đoạn. Từ cổng làng ấy nhà thơ thấy được hình ảnh của những người con xa quê, nay trở về. Đối với những người con xa xứ thì hình ảnh cổng làng bỗng trở nên thân thương đến lạ. Đó là hình ảnh họ bắt gặp đầu tiên khi về đến quê hương, là tín hiệu của quê hương. Như vậy, nhà thơ tái hiện một cuộc sông gần gũi, bình dị, êm đềm nơi làng quê.