-Công dân là dân của 1 nước, không phân biệt độ tuổi trình độ học vấn, nghề nghiệp, có quyền và nghĩa vụ công dân do pháp luật nước đó quy định.
-Quốc tịch là căn cứ để xác định Công dân của mỗi nước.
-Công dân nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam là người có Quốc tịch Việt Nam.
Quyền công dân : Quyền của công dân do pháp luật quy định theo các hình thức khác nhau, như quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội....Tùy từng lĩnh vực, các quyền này phụ thuộc vào nhiều
yếu tố khác nhau như độ tuổi, khả năng thực hiện quyền mà công dân chỉ có thể được khi đủ khả năng thực hiện mà pháp luật quy định (ví dụ : quyền bầu cử chỉ có khi công dân đủ 18 tuổi; quyền
ứng cử vào đại biểu Quốc hội chỉ có khi công dân đru 21 tuổi trở lên; Những người mất trí hoặc phạm tội hình sự có thể bị hạn chế hoặc tước quyền công dân)
- Nghĩa vụ công dân : Nghĩa vụ học tập, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quân sự, tôn trọng, bảo vệ tài sản của Nhà nước và lợi ích công cộng, nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật, nghĩa vụ đóng
thuế.
- Các quyền và bổn phận của trẻ em :
* Các quyền :
+ Quyền sống còn : quyền cố hữu được sống, đăng kí khai sinh ngay sau khi sinh
+ Quyền được bảo vệ : bảo vệ sức khỏe, bảo vệ phẩm giá, giúp đỡ đặc biệt
+ Quyền được phát triển : được học hành, tham gia các hoạt động xã hội
+ Quyền tham gia : trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến
* Bổn phận :
+ Trẻ em hiểu sự quan tâm, biết ơn cha mẹ, thầy cô giáo, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình.
+ Đền đáp lại công ơn đó bằng cách thực hiện tốt bổn phận của mình : cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành công dân có ích cho đất nước, thực hiện
đúng và đầy đủ các quyền và nghĩa vụ công dân.
Học sinh cần rèn luyện:
- Rèn luyện trong học tập, trau dồi, nắm chắc kiến thức.
- Rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành người học sinh ngoan.