Để tách riêng 2 hidrocacbon but-1-in và but-2-in có thể sử dụng?
A. Phương pháp chưng cất phân đoạn
B. Dung dịch brom dư
C. Dung dịch AgNO3/NH3, sau đó dùng dung dịch HCl
D. Dung dịch KMnO4
Dung dịch AgNO3/NH3, sau đó dùng dung dịch HCl:
CH≡C-CH2-CH3 + AgNO3 + NH3 —> CAg≡C-CH2-CH3 + NH4NO3
But-2-in không phản ứng tách ra, lọc kết tủa cho vào HCl thu được but-1-in:
CAg≡C-CH2-CH3 + HCl —> CH≡C-CH2-CH3 + AgCl
Tính pH thu được của dung dịch thu được sau khi trộn lẫn các dung dịch sau:
a) 10ml dung dịch CH3COOH 0,1M với 10ml dung dịch HCl có pH = 4
b) 25ml dung dịch CH3COOH có pH = 3 với 15ml dung dịch KOH có pH = 11
Biết Ka = 10^-4,75
Hỗn hợp rắn X gồm Al, Fe3O4, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 (trong đó Al chiếm 22,2053% về khối lượng hỗn hợp). Hòa tan hết m gam X trong dung dịch chứa 0,69 mol H2SO4 loãng, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối sunfat có tổng khối lượng là 85,27 gam và hỗn hợp khí Z gồm 0,04 mol NO và 0,06 mol N2O. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thấy lượng NaOH phản ứng là 66,0 gam. Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)3 trong hỗn hợp X là
A. 29,5%. B. 27,4%. C. 32,9%. D. 22,1%.
Hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở được tạo bởi từ glyxin và valin có tỉ lệ mol 10 : 5 : 3; tổng số nguyên tử oxi trong ba peptit là 13. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X cần dùng 1,53 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 dẫn qua nước vôi trong lấy dư thu được 127,0 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp X là
A. 31,1%. B. 34,0%. C. 32,7%. D. 36,2%.
Cho hỗn hợp X gồm NaCl và NaBr vào H2O thu đươc dung dịch Y. Cho Cl2 dư vào dung dịch Y thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thấy khối lượng giảm 6% so với hỗn hợp X. Tính phần trăm của NaCl trong hỗn hợp X.
Hợp chất hữu cơ X mạch hở (thành phần C, H, O) có tỉ khối hơi so với metan bằng 5,5. Đun nóng X với dung dịch NaOH (dư), thu được một muối của axit cacboxylic Y và chất hữu cơ Z. Biết Z tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được kết tủa bạc trắng. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Chất Y cho được phản ứng tráng gương.
B. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol Y, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol 1 : 1.
C. Hiđro hóa hoàn toàn 1 mol X cần dùng 1 mol H2 (xúc tác Ni, t°).
D. Chất Z không cho được phản ứng este hóa với axit axetic.
Đốt cháy 8 gam hỗn hợp bột gồm sắt và lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan toàn bộ X trong 56 gam dung dịch H2SO4 77%, thu được dung dịch Y chỉ chứa một muối Fe(III) duy nhất và khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6). Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị gần nhất của m là
A. 65,0. B. 55,0. C. 60,0 D. 50,0.
Hóa hơi hoàn toàn 20,68 gam hỗn hợp X chứa ba este đều đơn chức, mạch hở thì thể tích chiếm 4,48 lít (đktc). Nếu đun nóng 20,68 gam X trên với dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa 2 ancol và hỗn hợp Z chứa 2 muối của 2 axit đồng đẳng kế tiếp, trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA< MB). Đốt cháy toàn bộ Y cần dùng 0,78 mol O2. Tỉ lệ gần nhất của a : b là.
A. 1,1. B. 0,9. C. 0,8. D. 1,0.
Cho m gam hỗn hợp gồm Al và Fe vào 200 ml dung dịch FeCl3 0,6M và CuCl2 0,4M thu được dung dịch X và 1,355m gam rắn Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào X, thu được 84,88 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe trong hỗn hợp X là
A. 67,5% B. 72,8%. C. 60,2%. D. 70,3%.
Cho 15,06 gam hỗn hợp gồm Mg, Al và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 1,16 mol HNO3, kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X chứa m gam muối và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu. Tỉ khối của Y so với He bằng 9,6. Giá trị của m là
A. 75,30 gam. B. 73,86 gam.
C. 74,50 gam. D. 72,82 gam.
Hòa tan hết 4,86 gam Al trong dung dịch chứa a mol HNO3, kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X và 0,03 mol khí N2 duy nhất. Cho dung dịch NaOH dư vào X, thấy lượng NaOH phản ứng là 31,2 gam. Giá trị của a là
A. 0,66. B. 0,63. C. 0,69. D. 0,72.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến