Cho 21,28 gam hỗn hợp gồm Cr2O3 và FeSO4 vào dung dịch chứa a mol H2SO4 loãng (dùng dư) thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:
Giá trị của a là
A. 0,24. B. 0,32. C. 0,30. D. 0,26.
Đặt x, y là số mol Cr2O3 và FeSO4
—> 152x + 152y = 21,28 (1)
Dung dịch X chứa Cr2(SO4)3 (x); FeSO4 (y) và H2SO4 dư (z)
Sau khi hòa tan hết Cr(OH)3 thì còn lại BaSO4 và Fe(OH)2:
n↓ = (3x + y + z) + y = 0,4 (2)
nBa(CrO2)2 = x, bảo toàn Ba:
nBa(OH)2 = (3x + y + z) + x = 0,38 (3)
—> x = 0,06; y = 0,08; z = 0,06
—> nH2SO4 = 3x + z = 0,24
Hỗn hợp X chứa ba peptit mạch hở có số mol khác nhau, tổng số nguyên tử oxi bằng 12, trong đó có hai peptit có cùng số nguyên tử cacbon. Đun nóng 44,16 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa hai muối của glyxin và valin. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng 1,8 mol O2, thu được Na2CO3 và 3,08 mol hỗn hợp Z gồm CO2, H2O và N2. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong hỗn hợp X là
A. 6,8%. B. 3,4%. C. 3,0%. D. 6,0%.
X, Y, Z là 3 este đều mạch hở và không chứa nhóm chức khác (trong đó X, Y đều đơn chức, Z hai chức). Đun nóng 19,28 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp F chỉ chứa 2 muối có tỉ lệ số mol 1 : 1 và hỗn hợp 2 ancol đều no, có cùng số nguyên tử cacbon. Dẫn toàn bộ hỗn hợp 2 ancol này qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 8,1 gam. Đốt cháy toàn bộ F thu được CO2; 0,39 mol H2O và 0,13 mol Na2CO3. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong E là:
A. 3,78% B. 3,92% C. 3,96% D. 3,84%
Nung nóng 0,4 mol hỗn hợp X gồm Fe, Fe(NO3), Fe(NO3)3 và FeCO3 trong bình kín (không có không khí), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với He bằng 103/9. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch chứa H2SO4 loãng và 0,09 mol KNO3, thu được dung dịch chỉ chứa 80,63 gam muối trung hòa của kim loại và hỗn hợp khí T gồm NO và H2 có tỉ lệ mol là 3 : 1. Phần trăm khối lượng của FeCO3 trong hỗn hợp X là
A. 13,00% B. 15,59% C. 7,80% D. 10,39%
Nung nóng 20,3 gam hỗn hợp A gồm Al2O3, CuO, FeO rồi cho 1 luồng khí CO dư đi qua đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 17,1 gam chất rắn và hỗn hợp khí B. Mặt khác 20,3 gam A tác dụng vừa đủ với 350 ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch D. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch D thu được kết tủa, lọc lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì thu được m gam chất rắn. 1. Tính khối lượng mỗi chất trong 20,3 gam hỗn hợp A và tính m. 2. Dục toàn bộ hỗn hợp khí B vào V(l) dung dịch Ca(OH)2 1M thu được 10g kết tủa. Tính V
Hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 (trong đó oxi chiếm 32,626% về khối lượng hỗn hợp). Hòa tan hết 24,52 gam X trong dung dịch chứa a mol NaNO3 và 0,64 mol HNO3, kết thúc phản ứng, thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối và 0,12 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Cho 480 ml dung dịch NaOH 1,5M vào Y, lọc bỏ kết tủa, cô cạn phần dung dịch nước lọc, sau đó đem nung đến khối lượng không đổi, thu được 57,6 gam rắn khan. Giá trị của a là
A. 0,14. B. 0,16. C. 0,12. D. 0,18.
X là kim loại thuộc phân nhóm chính nhóm II (hay nhóm IIA). Cho 1,7 gam hỗn hợp gồm kim loại X và Zn tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, sinh ra 0,672 lít khí H2 (ở đktc). Mặt khác, khi cho 1,9 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch H2SO4 loãng, thì thể tích khí hiđro sinh ra chưa đến 1,12 lít (ở đktc). Kim loại X là
A. Mg. B. Sr.
C. Ca. D. Ba.
Thủy phân hoàn toàn 25,38g X gồm 2 peptit Y và Z(MY
Thêm 3 gam MnO2 vào 197 gam hỗn hợp muối KCl và KClO3. Trộn kĩ và đun nóng hỗn hợp đến phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn nặng 152 gam. Hãy xác định thành phần % khối lượng của hỗn hợp ban đầu.
Ad ơi cho em hỏi nếu cho Al tác dụng với dung dịch HNO3 dư mà thu được sản phẩm là khí là NO và N2O thì mình phải viết mấy phương trình ạ. Ad viết phương trình hộ em luôn ạ. Em cảm ơn nhiều!!
Cho 10,53 gam kim loại M tác dụng với 200 ml dung dịch chứa H2SO4 0,45M và CuSO4 0,35M, sau phản ứng xong thu được 4,41 gam chất rắn. Tìm kim loại M.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến