Cho 9,2 gam kim loại M tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 0,4M và AlCl3 0,5M, sau khi phản ứng xong thấy khối lượng phần dung dịch tăng thêm 7,18 gam. Kim loại M là?
A. Mg B. Na C. K D. Ca
nHCl = 0,08 và nAlCl3 = 0,1
Đặt nH2 = x và nAl(OH)3 = y
—> Δm = 9,2 – 2x – 78y = 7,18 (1)
nOH- = 2nH2 = 2x
Nếu Al(OH)3 chưa bị hòa tan: nOH- = 2x = 0,08 + 3y (2)
(1)(2) —> x = 41/540 và y = 97/4050
Nếu Al(OH)3 đã bị hòa tan:
nOH- = 2x = 0,08 + 0,1.4 – y (3)
(1)(3) —> x = 0,23 và y = 0,02
Kim loại M hóa trị n, bảo toàn electron:
9,2n/M = 2x —> M = 20n
—> n = 2 và M = 40: Ca
Đun nóng hỗn hợp etylen glicol và một axit cacboxylic mạch hở (X) có mặt H2SO4 đặc làm xúc tác, thu được các sản phẩm hữu cơ, trong đó có chất hữu cơ (Y) mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 24,0 gam Y cần dùng 0,825 mol O2, thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol tương ứng 3 : 2. Biết (Y) có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. (X) tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t0) theo tỉ lệ mol 1 : 2.
B. Trong (Y) có một nhóm -CH3.
C. Chất (Y) có công thức phân tử là C6H8O4.
D. Chất (Y) có hai đồng phân cấu tạo thỏa mãn.
Đốt cháy 11,2 gam hỗn hợp gồm Mg và Fe (tỉ lệ mol 1 : 1) trong khí Cl2, sau một thời gian, thu được m gam rắn X. Cho toàn bộ X vào dung dịch HCl loãng dư, thoát ra 4,48 lít H2 (đktc); đồng thời thu được dung dịch Y. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, kết thúc phản ứng, thu được 0,03 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và 103,69 gam kết tủa. Giá trị m là
A. 21,14 gam. B. 17,59 gam.
C. 18,30 gam. D. 19,72 gam.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở kế tiếp trong dãy đồng đẳng bằng lượng không khí vừa đủ, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2 được dẫn qua dung dịch KOH đặc, dư thấy khối lượng bình tăng 32,68 gam, khí thoát ra có thể tích là 74,816 lít (đktc). Biết rằng trong không khí, oxi chiếm 20% về thể tích, còn lại là nitơ. Công thức của amin có khối lượng phân tử lớn là
A. C2H7N. B. C3H9N. C. C4H11N. D. C5H13N.
Cho các hỗn hợp (gồm hai chất rắn có cùng số mol): (1) Cu và NaNO3; (2) Fe2O3 và Cu; (3) FeCl3 và Cu; (4) Fe và FeS; (5) Fe và FeCl3; (6) NaAlO2 và Cr(OH)3. Số hỗn hợp tan hoàn toàn khi cho lần lượt vào dung dịch HCl loãng dư là
A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.
Đun nóng 13,6 gam hỗn hợp gồm benzyl fomat và phenyl axetat với dung dịch KOH dư, thấy lượng KOH phản ứng là 0,16 mol, thu được m gam muối. Giá trị m là
A. 17,16 gam. B. 16,80 gam.
C. 15,36 gam. D. 18,24 gam.
Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và HNO3 đặc. Thể tích (lít) dung dịch HNO3 99,67% có khối lượng riêng 1,52 g/ml cần để sản xuất 74,25 kg xenlulozơ trinitrat với hiệu suất phản ứng đạt 90% là
A. 52,67. B. 34,65. C. 80,06. D. 42,66.
Cho 27,36 gam hỗn hợp gồm FeSO4 và Cr2O3 vào dung dịch chứa a mol H2SO4 đặc, nóng. Kết thúc phản ứng trhu được khí SO2 thoát ra (sản phẩm khử duy nhất của S+6) và dung dịch Y chỉ chứa hai muối. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Y, thu được 96,72 gam kết tủa. Giá trị a là
A. 0,36. B. 0,39. C. 0,33. D. 0,30.
Cho 0,12 mol hỗn hợp gồm glyxin và axit glutamic tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 22,36 gam. B. 19,16 gam.
C. 16,28 gam. D. 19,48 gam.
Đốt cháy 11,1 gam este X cần dùng 8,288 lít khí O2 (đktc), thu được 6,66 gam nước. Mặt khác đun nóng 11,1 gam X với dung dịch NaOH (lấy dư 5% so với phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
A. 14,46 gam. B. 12,58 gam.
C. 15,54 gam. D. 12,95 gam.
Thổi luồng khí CO đến dư qua ống sứ chứa 17,12 gam hỗn hợp Fe3O4 và CuO nung nóng, khí thoát ra khỏi ống sứ cho vào nước vôi trong lấy dư, thu được 28,0 gam kết tủa. Phần rắn trong ống sứ cho vào dung dịch HCl loãng dư, thu được a mol khí H2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là
A. 0,18. B. 0,27. C. 0,22. D. 0,10.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến