Cho 21,15 gam HOOC-[CH2]2-CH(NH3Cl)COOC2H5 tác dụng với 400 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
A. 41,75 gam B. 37,15 gam.
C. 30,75 gam. D. 35,35 gam.
Số mol HOOC-[CH2]2-CH(NH3Cl)COOC2H5 = 0,1
nKOH = 0,4
—> nH2O = 0,2; nC2H5OH = 0,1
Bảo toàn khối lượng —> m rắn = 35,35
Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C4H6O4. Biết rằng khi đun X với dung dịch NaOH dư, thu được hai muối và một ancol no, đơn chức, mạch hở. Cho 0,2 mol X tác dụng với 450 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được khối lượng chất rắn khan là
A. 39,6 gam. B. 36,4 gam.
C. 35,2 gam. D. 42,4 gam.
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin và trimetylamin cần dùng 0,3 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Nếu lấy 11,4 gam X trên tác dụng với dung dịch HNO3 dư, thu được lượng muối là
A. 22,35 gam. B. 30,30 gam.
C. 23,08 gam. D. 31,56 gam.
Cho 9,6 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe3O4 vào 300 ml dung dịch HNO3 2M thu được dung dịch Y và 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm N2O và NO có tỉ khối so với H2 bằng 16,75. Trung hòa dung dịch Y cần dùng 40 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch A. Khối lượng chất tan trong dung dịch A bằng :
A. 42,26 gam. B. 19,76 gam.
C. 28,46 gam. D. 72,45 gam.
Hòa tan hoàn toàn 17,04 gam hỗn hợp gồm Fe ; FeO ; Fe3O4 và Fe2O3 trong 660 ml dung dịch HCl 1M dư thu được dung dịch A và 1,68 lít H2 (đktc). Cho AgNO3 dư vào A thấy thoát ra 0,336 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và tạo thành m gam kết tủa. Giá trị của m là :
A. 102,81 gam. B. 94,20 gam.
C. 99,06 gam. D. 94,71 gam
Hỗn hợp E chứa hai anđehit X, Y đều mạch hở, không phân nhánh và số nguyên tử C trong Y nhiều hơn X là 1. Hidro hóa hoàn toàn 2,18 gam hỗn hợp E cần dùng 2,464 lít (đktc) khí H2 (xúc tác Ni, t°) thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol tương ứng. Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,155 mol O2, thu được 2,464 lít khí CO2 (đktc). Nếu đun nóng 0,048 mol E với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong môi trường amoniac thì thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 11,2. B. 13 C. 10. D. 12.
Thủy phân hoàn toàn một tetrapeptit X (được tạo thành từ glyxin) trong 500 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Để phản ứng vừa đủ với các chất trong Y cần dung dịch chứa 0,35 mol H2SO4 thu được Z chỉ chứa các muối trung hòa. Cô cạn cẩn thận Z được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 24,8. B. 95,8.
C. 60,3. D. 94,6.
Đốt cháy hoàn toàn 17,72 gam một chất béo (triglixerit) cần 1,61 mol O2 thu được CO2 và 1,06 mol nước. Mặt khác, cho 26,58 gam chất béo này tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thì khối lượng muối thu được là:
A. 18,56 gam. B. 27,42 gam.
C. 27,14 gam. D. 18,28 gam.
Thủy phân hoàn toàn 72 gam peptit X trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch X chứa 38,375 gam muối clorua của valin và 83,625 gam muối clorua của glyxin. X thuộc loại:
A. đipeptit. B. pentapeptit.
C. tetrapeptit. D. tripeptit.
Đốt 200ml hơi 1 chất hữu cơ chứa C, H, O trong 1000ml O2 (có dư). Thể tích sau phản ứng là 1,6 lít. Sau khi cho H2O ngưng tụ còn 800ml và sau khi lội qua dung dịch KOH chỉ còn 200ml. Các thể tích đo trong cùng điều kiện. Xác định CTPT chất hữu cơ.
Hỗn hợp X gồm ba este đều đơn chức, trong đó có hai este hơn kém nhau một nguyên tử cacbon. Đốt cháy hoàn toàn 12,32 gam hỗn hợp X cần dùng 0,5 mol O2, thu được CO2 và 7,2 gam H2O. Mặt khác đun nóng 12,32 gam X với 240 ml dung dịch NaOH 1M (dùng dư), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được một ancol Y duy nhất và 16,44 gam hỗn hợp rắn Z. Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong hỗn hợp rắn Z là
A. 61,6%. B. 57,9%.
C. 49,8%. D. 66,2%.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến