Cho 23,44 gam hỗn hợp gồm phenyl axetat và etyl benzoat tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị m là.
A. 25,20 gam B. 29,52 gam
C. 27,44 gam D. 29,60 gam
Đặt a, b là số mol CH3COOC6H5 và C6H5COOC2H5
—> 136a + 150b = 23,44
và nNaOH = 2a + b = 0,2
—> a = 0,04 và b = 0,12
—> nC2H5OH = 0,12 và nH2O = 0,04
Bảo toàn khối lượng —> m muối = 25,2 gam
Cho CrO3 vào dung dịch NaOH (dùng dư) thu được dung dịch X. Cho dung dịch H2SO4 dư vào X, thu được dung dịch Y. Nhận định nào sau đây là sai?
A. dung dịch X có màu da cam.
B. dung dịch Y có màu da cam.
C. dung dịch X có màu vàng.
D. dung dịch Y oxi hóa được Fe2+trong dung dịch thành Fe3+.
Cho dung dịch muối X vào dung dịch muối Y, thu được kết tủa Z. Cho Z vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư), thấy thoát ra khí không màu; đồng thời thu được kết tủa T. X và Y lần lượt là.
A. NaHSO4 và Ba(HCO3)2.
B. Ba(HCO3)2 và Ba(OH)2.
C. Na2CO3 và BaCl2.
D. FeCl2 và AgNO3.
Lên men m gam tinh bột thành ancol etylic với hiệu suất của cả quá trình là 75%. Lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 60,0 gam kết tủa và dung dịch X. Để tác dụng tối đa với dung dịch X cần dùng dung dịch chứa 0,2 mol NaOH. Giá trị của m là.
A. 108,0 gam B. 86,4 gam
C. 75,6 gam D. 97,2 gam
Đun nóng 8,55 gam este X đơn chức, mạch hở với dung dịch KOH vừa đủ, thu được ancol Y và 9,30 gam muối. Số đồng phân của X thỏa mãn là.
A. 4 B. 2 C. 5 D. 3
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X chứa trimetylamin và hexametylenđiamin cần dùng 0,715 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2, H2O và N2. Mặt khác cho 24,54 gam X trên tác dụng với dung dịch HCl loãng dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là.
A. 39,14 gam B. 33,30 gam
C. 31,84 gam D. 39,87 gam
Đốt cháy hoàn toàn 2,04 gam este X đơn chức thu được 5,28 gam CO2 và 1,08 gam H2O. Công thức phân tử của X là.
A. C8H8O2 B. C6H8O2
C. C4H8O2 D. C6H10O2
Cho 200 ml dung dịch FeCl2 0,3M vào 250 ml dung dịch AgNO3 0,8M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được m gam kết tủa. Giá trị m là.
A. 17,22 gam B. 23,70 gam
C. 25,86 gam D. 28,70 gam
Ba dung dịch A, B, C thỏa mãn:
– A tác dụng với B thu được kết tủa X, cho X vào dung dịch HNO3 loãng dư, thấy thoát ra khí không màu hóa nâu ngoài không khí; đồng thời thu được kết tủa Y.
– B tác dụng với C thấy khí thoát ra, đồng thời thu được kết tủa.
– A tác dụng C thu được kết tủa Z, cho Z vào dung dịch HCl dư, thấy khí không màu thoát ra.
A, B, C lần lượt là.
A. CuSO4, Ba(OH)2, Na2CO3.
B. FeCl2, AgNO3, Ba(OH)2
C. NaHSO4, Ba(HCO3)2, Fe(NO3)2.
D. FeSO4, Ba(OH)2, (NH4)2CO3.
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H4O4 tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng theo sơ đồ phản ứng sau: X + 2NaOH → Y + Z + H2O. Biết Z là một ancol không có khả năng tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Điều khẳng định nào sau đây là đúng?
A. X có công thức cấu tạo là HCOO-CH2COOH.
B. X chứa hai nhóm –OH.
C. Y có công thức phân tử là C2O4Na2.
D. Đun nóng Z với H2SO4 đặc ở 1400 C thu được anken.
Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 1M đến dư vào 200 ml dung dịch chứa H2SO4 và Al2(SO4)3 xM. Phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:
Biết V2/V1 = 1,2. Giá trị của x là.
A. 0,30M B. 0,12M C. 0,06 M D. 0,15M
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến