Cho 2,24 gam Fe vào 200 ml dung dịch Cu(NO3)2 0,1M và AgNO3 0,1M. Khuấy đều cho đến khi phản ứng hoàn toàn. Khối lượng chất rắn thu được là:
A. 4,08 B. 1,232 C. 8,04 D. 12,32
nFe = 0,04
nCu2+ = 0,02 và nAg+ = 0,02
Dễ thấy 0,04.2 > 0,02.2 + 0,02 nên Cu2+, Ag+ bị khử hết, Fe còn dư
nFe phản ứng = (0,02.2 + 0,02)/2 = 0,03
—> nFe dư = 0,01
m rắn = mCu + mAg + mFe dư = 4
Hòa tan hoàn toàn 5 gam hỗn hợp gồm Mg và Al bằng lượng vừa đủ V lít dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,448 lít N2 (ở đktc) duy nhất và dung dịch chứa 36,6 gam muối. Giá trị của V là?
Cho m gam Mg vào dung dịch X gồm 0,03 mol Zn(NO3)2 và 0,05 mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được 5,25 gam kim loại và dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Y, khối lượng kết tủa thu được là 6,67 gam. Giá trị của m là
A. 4,05 B. 2,86 C. 2,02 D. 3,6
Nêu hiện tượng chi tiết xảy ra ở 2 điện cực khi điện phân dung dịch CuSO4 (các điện cực bằng graphit). Giải thích hiện tượng.
Nhúng thanh kẽm và đồng vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng. Nối thanh kẽm và thanh đồng bằng một dây dẫn. Nêu hiện tượng chi tiết và giải thích.
Đốt cháy hoàn toàn 1,12 lít (đktc) một hidrocacbon (A). Toàn bộ sản phẩm hấp thụ vào dung dịch Ba(OH)2 dư, tạo ra 29,55 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 19,35 gam. Vậy CTPT của (A)?
Nung nóng 10,08 gam Fe trong không khí một thời gian thu được 12,32 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch gồm a mol HNO3 và 0,07 mol H2SO4, sau phản ứng thu được dung dịch Y (không chứa muối amoni) và 1,12 lít khí không màu hóa nâu trong không khí. Tính a?
Cho hơi nước qua than nóng đỏ ta thu được 29,12 lít hỗn hợp khí X gồm CO; CO2; H2 (đktc). Cho toàn bộ X đi qua ống sứ nung nóng đựng CuO dư, phản ứng kết thúc thấy khối lượng chất rắn trong ống sứ giảm đi 16 gam. Nếu cho X tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 20 B. 30 C. 40 D. 50
Hoà tan 14,8 gam hỗn hợp gồm kim loại hoá trị II, oxit và muối sunfat của nó bằng dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được dung dịch A và thoát ra 4,48 lít khí đktc. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A, thu được kết tủa B, nung B ở nhiệt độ cao thì còn lại 14 gam rắn. Mặt khác cho 14,8 gam hỗn hợp đó vào 0,2 lít dung dịch CuSO4 2M thì sau phản ứng kết thúc, tách bỏ rắn rồi đem chưng khô dung dịch thì còn lại 62 gam. Xác định tên kim loại và thành phần phần trăm theo khối lượng hỗn hợp ban đầu?
Hòa tan hoàn toàn 16,34 gam hỗn hợp A gồm Fe(NO3)2, FeCO3, Al vào 400 gam dung dịch chứa H2SO4 loãng và KNO3, sau phản ứng thu được dung dịch X chứa các muối và hỗn hợp khí Y (trong Y có H2) có khối lượng 6,98 gam. Cho từ từ dung dịch K2CO3 10% vào X đến khi khối lượng kết tủa đạt cực đại là 29,91 gam thì dừng lại, lọc bỏ kết tủa rồi cân dung dịch thấy có khối lượng 1094,65 gam. Nếu để dung dịch X phản ứng với 1,2 mol NaOH thì sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 22,63 gam kết tủa; 0,04 mol khí bay ra và dung dịch B. Biết B chỉ chứa các muối và không có muối sắt. Phần trăm khối lượng Fe(NO3)2 trong A gần nhất với:
A. 22% B. 30% C. 18% D. 42%
Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (ở đktc). Giá trị của m1 và m2 lần lượt là
A. 8,10 và 5,43. B. 1,08 và 5,43.
C. 0,54 và 5,16. D. 1,08 và 5,16.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến