Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp A chứa H2SO4 1M, Fe(NO3)3 0,5M và CuSO4 0,25M. Khuấy đều cho đến khi phản ứng kết thúc thu được 0,75m gam chất rắn và V lít khí NO duy nhất. Giá trị của m là:
A. 43,2 gam B. 56 gam C. 33,6 gam D. 32 gam
3Fe + 8H+ + 2NO3- —> 3Fe2+ + 2NO + 4H2O
………0,4……..0,3
0,15…0,4
Fe + 2Fe3+ —> 3Fe2+
0,05….0,1
Fe + Cu2+ —> Fe2+ + Cu
0,05…0,05………………..0,05
—> m – 56(0,15 + 0,05 + 0,05) + 64.0,05 = 0,75m
—> m = 43,2
Hỗn hợp X gồm glucozo, fructozo, metylfomat và hai amin (mạch hở) thuộc cùng một dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 14,42 gam X cần a mol O2. Sản phẩm cháy thu được gồm CO2, H2O và N2 cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư thấy có xuất hiện 58 gam kết tủa và đồng thời khối lượng bình tăng 36,86 gam (xem N2 hoàn toàn không bị hấp thụ). Giá trị lớn nhất của a có thể là:
A. 0,745 B. 0,675 C. 0,685 D. 0,715
Cho m gam Al vào dung dịch chứa Fe(NO3)3 2M và Zn(NO3)2 4M. Sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và 30,7 gam chất rắn Y gồm 2 kim loại. Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 4M vào X đến khi không có phản ứng xảy ra nữa chỉ thấy cần dùng vừa đúng 250ml. Tính m.
Cho 7,22 gam hỗn hợp A gồm Fe và kim loại M có hóa trị không đổi. Chia hỗn hợp A làm 2 phần bằng nhau.
+ Hòa tan hoàn toàn phần 1 vào dung dịch HCl thu được 2,128 lít H2 (dktc)
+ Hòa tan hết phần 2 vào dung dịch HNO3 thu được 1,792 lít NO duy nhất (dktc)
a) Xác định kim loại M và % khối lượng mỗi kim loại có trong A
b) Cho 3,61 gam hỗn hợp A tác dụng với 100 ml dung dịch B chứa Cu(NO3)2 và AgNO3, sau phản ứng thu được dung dịch B1 và 8,12 gam chất rắn B2 gồm 3 kim loại. Cho chất rắn B2 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít H2 (dktc). Tính nồng độ mol của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch B (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
c) Tính thể tích khí SO2 (dktc) sinh ra tối thiểu khi dùng dung dịch H2SO4 đặc đun nóng để hòa tan hoàn toàn 3,61 gam hỗn hợp A
Đốt m gam hỗn hợp FeS và FeS2 bằng 28 lít hỗn hợp X gồm O2, O3, N2 (đktc) có tỉ khối so với H2 là 20,12 thu được 5m/6 gam (chỉ gồm 1 chất) và 26,32 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm SO2 và N2 có tỉ khối với không khí là d. Xác định m và d.
Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg và FeCO3 vào dung dịch HCl loãng, dư thu được hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 9,4. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Y có chứa 3m + 2,56 gam muối và 3,584 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí có tỉ khối so với He bằng 11. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 24,32 B. 15,20 C. 12,16 D. 18,24
Cho 24,94 gam hỗn hợp gồm CuSO4 và KCl vào nước dư, thu được dung dịch X. Điện phân X bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện I = 5A trong thời gian t giậy, thấy khối lượng dung dịch giảm 9,7 gam. Nếu thời gian điện phân là 1,5t giây, khối lượng catot tăng 6,4 gam; đồng thời thu được dung dịch Y. Y hòa tan tối đa m gam Al2O3. Giá trị của m và t lần lượt là.
A. 1,36 gam và 4632 giây. B. 2,04 gam và 3088 giây.
C. 1,36 gam và 3088 giây. D. 2,04 gam và 4632 giây.
Amin X chứa vòng benzen và có công thức phân tử C8H11N. X tác dụng với HNO2 ở nhiệt độ thường giải phóng khí nitơ. Mặt khác, nếu cho X tác dụng với nước brom thì thu được chất kết tủa có công thức C8H10NBr3. Số công thức cấu tạo của X là:
A. 2 B. 3 C. 5 D. 6
Hòa tan 14 gam hỗn hợp Cu, Fe3O4 vào dung dịch HCl, sau phản ứng còn dư 2,16 gam hỗn hợp chất rắn và dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa? Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
A. 45,92 B. 12,96 C. 58,88 D. 47,42
Cho m gam bột sắt vào dung dịch chứa 0,2 mol Cu(NO3)2 và 0,2 mol H2SO4 (loãng), thấy thoát ra khí NO (đktc) và sau phản ứng thu được 6,4 gam chất rắn. (giả thiết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-). Giá trị của m là:
A. 12,0 gam. B. 11,2 gam C. 14,0 gam. D. 16,8 gam.
Điện phân dung dịch CuSO4 một thời gian thu được tổng thể tích khí là 11,2 lít (đktc), trong đó một nửa lượng khí được sinh ra từ cực dương và một nửa được sinh ra từ cực âm. Khối lượng CuSO4 có trong dung dịch là
A. 40 B. 20 C. 10 D. 80
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến