Cho a gam hỗn hợp hai muối Na2CO3 và NaHSO3 có số mol bằng nhau tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư khí sinh ra được dẫn vào dung dịch Ba(OH)2 thu được 41,4 gam kết tủa. Giá trị của a là:
A. 21 B. 20 C. 22 D. 23
nNa2CO3 = nNaHSO3 = x
—> nCO2 = nSO2 = x
—> nBaCO3 = nBaSO3 = x
—> m↓ = 197x + 217x = 41,4
—> x = 0,1
—> a = 21
Hòa tan 142 gam P2O5 vào 500 gam dung dịch H3PO4 24,5%. Nồng độ % của H3PO4 trong dung dịch thu được là
A. 49,61%. B. 48,86%.
C. 56,32%. D. 68,75%.
Hỗn hợp X gồm Mg và Fe. Chia X thành 2 phần:
Phần 1: có khối lượng m gam tan trong 100g dung dịch HCl 29,2%. Sau phản ứng thu được dung dịch Y có khối lượng (m + 99,4) gam và V lít khí (đktc).
Phần 2: chứa 0,45 mol hỗn hợp 2 kim loại, tác dụng vừa đủ với 13,44 lít khí Cl2 (đktc).
a. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra
b. Tính khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X ban đầu
c. Tính C% khối lượng các chất trong dung dịch Y
M1 là hỗn hợp rắn gồm Mg và Al2O3 thoả mãn mAl2O3/mMg = 0,35. M2 là hỗn hợp rắn gồm Be và MgO thoả mãn mMgO/mBe = 2,6. Người ta thực hiện 2 thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Lấy m1 gam M1 trộn chung với m2 gam M2 thu được hỗn hợp rắn X1. Cho X1 hòa tan hoàn toàn trong 620 ml HNO3 2M thu được dung dịch Y và hỗn hợp Z gồm 3 khí. Trong Z có nguyên tố oxi chiếm 8/15 về khối lượng và tỉ lệ số mol các khí là A : NO2 : N2O = 3 : 2 : 2. Để Y đạt kết tủa cực đại cần dùng 500 ml dung dịch NaOH 1,28M và thu được tối đa 3,36 lít khí T (dktc).
Thí nghiệm 2: Lấy (m2 + 3,06) gam M1 trộn chung với (m1 – 3,06) gam M2 thu được hỗn hợp rắn X2. Nhận thấý X2 phản ứng vừa đủ với 668 ml dung dịch HCl 5M. Giá trị |m1-m2| gần nhất với:
A. 17,6. B. 18,7. C. 19,8. D. 20,9
Dung dịch X chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 có cùng nồng độ. Thêm một lượng hỗn hợp gồm 0,81 gam Al và 2,8 gam Fe vào 100 ml dung dịch X cho tới khi phản ứng kết thúc thu được chất rắn Y gồm 3 kim loại. Cho Y vào HCl dư giải phóng 0,07 gam khí. Nồng độ mol của hai muối là bao nhiêu?
A. 0,3 B. 0,4 C. 0,42 D. 0,45
Hỗn hợp gồm 1,12 gam Fe và 0,81 gam Al phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa đông thời x mol AgNO3 và y mol Cu(NO3)2 tạo ra 6,44 gam chất rắn. Xác định giá trị x và y?
(1) Điện phân dung dịch FeSO4 với 2 điện cực bằng Pt, sau một thời gian dừng điện phân (nồng độ Fe2+ đã giảm), ngắt nguồn điện và nối hai điện cực bằng một dây dẫn thì xảy ra sự ăn mòn điện hóa và hóa học. Ý này đúng hay sai?
Cho 0,4 mol H3PO4 tác dụng hết với dung dịch chứa m gam NaOH, sau phản ứng thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được 2,51m gam chất rắn. X có chứa
A.Na2HPO4, Na3PO4 B. NaH2PO4, Na2HPO4
C. Na3PO4, NaOH D. NaH2PO4, Na3PO4
Phi kim X có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3s2 3px, ở trạng thái cơ bản X có 1 e độc thân. Y có cấu hình lớp ngoài cùng là ns2. Cho 27,4 gam Y phản ứng với nước dư được 4,48 lít hidro ở đktc. X, Y tương ứng là?
Thực hiện phản ứng giữa H2 và N2 (tỉ lệ mol 4:1), trong bình kín có xúc tác, thu được hỗn hợp khí có áp suất giảm 9% so với ban đầu (trong cùng điều kiện). Hiệu suất phản ứng là?
Một hỗn hợp B gồm Al2O3, CuO và FeO
Cho một luồng khí CO dư qua ống sứ đựng 20,3 gam hỗn hợp B nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 17,1 gam chất rắn và hỗn hợp khí C.
Lấy 50,75 gam hỗn hợp B cho tác dụng vừa đủ với 875 ml dung dịch HCl 2M tạo ra dung dịch D. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch D thu được kết tủa, lọc kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam chất rắn.
a) Tính khối lượng mỗi chất trong 30,3 gam B và tính m.
b) Dẫn hỗn hợp khí C qua bình đựng V lít dung dịch Ca(OH)2 0,5M thu được 10 gam kết tủa và có một khí thoát ra, đồng thời khối lượng dung dịch trong bình giảm a gam. Tính V và a.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến