Cho 6,5 gam Zn vào 120 ml dung dịch chứa đồng thời HNO3 1M và H2SO4 0,5M chỉ thu được khí NO duy nhất và dung dịch B chỉ gồm các muối. Khối lượng muối khan trong dung dịch B là a gam. Đem cô cạn dung dịch B thu được b gam muối khan. So sánh a và b?
nZn = 0,1
nHNO3 = 0,12 và nH2SO4 = 0,06
nH+ = 0,24 —> nNO = nH+/4 = 0,06
—> nZn phản ứng = 3nNO/2 = 0,09
Dung dịch B chứa Zn2+ (0,09), NO3- (0,06) và SO42- (0,06)
—> Lượng muối trong dung dịch và khi cô cạn là như nhau (15,33)
Nung nóng 12,6 gam Fe ngoài không khí sau một thời gian thu được m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Hỗn hợp này phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 4,2 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất), ở đktc.
a) Viết các PTHH.
b) Tính m.
Cho một lượng sắt dư tan trong HNO3 loãng thu được dung dịch C có màu nâu nhạt. Hỏi trong X chủ yếu có hợp chất gì ??
Hòa tan hết 10,36 gam hỗn hợp X gồm Mg, MgCO3 và Mg(NO3)2 trong dung dịch KHSO4 và 0,08 mol HNO3, kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y vào 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm CO2, N2O và H2. Tỉ khối của Z so với He bằng 5,75. Cho dung dịch KOH dư vào Y, thấy khối lượng KOH phản ứng là 42,0 gam, lọc lấy kết tủa, nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 13,2 gam rắn khan. Phần trăm khối lượng của Mg đơn chất trong hỗn hợp X là:
A. 64,9% B. 55,6% C. 69,5% D. 57,9%
X là este hai chức, Y là este 3 chức, X và Y dều no, mạch hở. Cho 18 gam hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp Z chứa hai muối khan và hỗn hợp T chứa hai ancol. Cho T tác dụng với bình đựng Na dư, khối lượng bình tăng 8,98 gam. Đốt cháy hết Z cần đúng 0,37 mol O2 thu được 4,14 gam nước. Khối lượng X (gam) có giá trị gần nhất với?
A. 13 B. 25 C. 5 D.12.
Công thức cấu tạo của C6H10O2N2??
Hai thanh kim loại X cùng chất, đều có khối lượng là a gam. Thanh thứ nhất nhúng vào 100ml dung dịch AgNO3; thanh thứ hai nhúng vào 1,51 lít dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy 2 thanh kim loại ra ta thấy thanh 1 tăng khối lượng, thanh 2 giảm khối lượng nhưng tổng khối lượng vẫn là 2a gam, đồng thời trong dung dịch thấy nồng độ mol của muối kim loại X trong dung dịch Cu(NO3)2 gấp 10 lần trong dung dịch AgNO3. Xác định kim loại X biết X hóa trị II trong mọi hợp chất.
Một bình kín chứa hỗn hợp X gồm hidrocacbon và hidro với Ni làm xúc tác. Nung nóng bình 1 thời gian ta thu được một khí Y duy nhất. Đốt cháy hoàn toàn Y ta được nCO2 : nH2O = 3 : 4. Biết VX = 3VY. CTPT của X là gì?
Nung nóng 36,48 gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong khí trơ, sau một thời gian thu được hỗn hợp Y gồm 4 chất rắn. Chia Y thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thấy thoát ra 4,032 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất; đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch HCl loãng dư thu được 4,704 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Z có chưa m gam muối. Gía trị m là
A. 45,32 B. 46,35 C. 46,85 D. 45,68
Hòa tan hoàn toàn 4,32 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào cốc đựng 24,5 gam dung dịch H2SO4 đặc nóng, thu được khí B (duy nhất) và dung dịch C. Hấp thụ hết B vào nước clo dư, rồi thêm dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch tạo thành thu được 18,64 gam kết tủa. Rót dung dịch C vào cốc đựng 76,3 ml nước nguyên chất (d = 1 gam/ml) thu được dung dịch D
a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra
b) Biết rằng trong C lượng H2SO4 còn lại bằng 20% lượng H2SO4 ban đầu, tìm nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4 ban đầu và của mỗi chất trong dung dịch D
Cho m gam hỗn hợp A gồm 2 muối (NH4)2SO4 và NH4HCO3. Chia A làm 2 phần với phần 1 có khối lượng gấp đôi phần 2.
Phần 1: cho tác dụng với dung dịch BaCl2 dư tạo thành 46,6 gam kết tủa
Phần 2: cho tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, đun nóng tạo thành 33,15 gam kết tủa, đồng thời có khí B thoát ra. Dẫn khí B qua nước thu được dung dịch D. Thêm vào dung dịch D này lượng FeCl2 dư thu được kết tủa E. Đem nung kết tủa E này ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 8 gam chất rắn G
1) Xác định các chất E và G và viết PTHH của các phản ứng xảy ra
2) Tính thành phần % theo khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp A
3) Chứng tỏ chỉ có một phần khí B được nước giữ lại. Tính % khí B đã được nước giữ lại so với lượng khí B tạo thành từ phản ứng. Cho rằng, toàn thể khí B tạo ra trong phản ứng với dung dịch Ba(OH)2 thoát ra khỏi dung dịch này
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến