Hòa tan hết a gam oxit kim loại M thuộc nhóm IIA bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 17.5% thu được dung dịch muối có nồng độ 20%. Xác định công thức oxit kim loại M
Chú ý:
+ Đặt tiêu đề là 1 đoạn đầu của đề bài.
+ Viết số thập phân bằng dấu phẩy (Vd: 17,5%)
Bài đã có sẵn trên hệ thống, bấm đây để xem giải.
Viết phương trình hóa học cho các sơ đồ phản ứng sau:
a) CO + O2 – – -> CO2
b) Mg + O2 – – -> MgO
c) P2O5 + H2O – – -> H3PO4
d) Zn + HCl – – -> ZnCl2 + H2
e) Cu + H2SO4 – – -> CuSO4 + SO2 + H2O
g) NH3 + O2 – – -> N2 + H2O
h) Fe + HNO3 – – -> Fe(NO3)3 + NO + H2O
Điện phân 400 ml Cu(NO3)2 0,5M, H2SO4 0,5M bằng điện cực trơ, I = 10A, sau 48,25 phút ngừng điện phân, để nguyên catot, thêm 9,1 gam Fe vào dung dịch. Sau phản ứng hoàn toàn trong dung dịch có chứa m gam chất tan. Giá trị m là:
A. 51,85 gam B. 33,725 gam C. 18,125 gam D. 61,25 gam
Tiến hành điện phân dung dịch NaCl 1,5M và CuSO4 0,5M đến khi nước bắt đầu điện phân ở cả 2 cực thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm m gam. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa 8,16 gam Al2O3. Tính m:
A. 27,44 B. 24,74 C. 25,46 D. 26,45
Hỗn hợp E gồm hai chất hữu cơ mạch hở X và Y, trong phân tử đều chứa C, H, O và có số nguyên tử hiđro gấp đôi số nguyên tử cacbon. Nếu lấy cùng số mol X hoặc Y phản ứng hết với Na thì đều thu được V lít H2. Còn nếu hiđro hóa cùng số mol X hoặc Y như trên thì cần tối đa 2V lít H2 (các thể tích khí đo trong cùng điều kiện). Cho 33,8 gam E phản ứng với Na dư, thu được 5,6 lít H2 (đktc). Mặt khác, 33,8 gam E phản ứng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3, lượng Ag sinh ra phản ứng hết với dung dịch HNO3 đặc, thu được 13,44 lít NO2 (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Nếu đốt cháy hoàn toàn 33,8 gam E thì cần V lít (đktc) O2. Giá trị của V gần nhất với
A. 41 B. 44 C. 42 D. 43
Hỗn hợp M gồm 1 peptit X và 1 peptit Y với tỷ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Tổng số liên kết peptit trong 2 phân tử X và Y là 7. Thủy phân hoàn toàn m gam M thu được 60 gam glixin và 53,4 gam alanin. Giá trị m là
A. 103,5g. B. 113,4g. C. 91,0g. D. 93,6g.
Đốt cháy hoàn toàn 0,3 mol hỗn hợp E gồm este hai chức X và este đơn chức Y (X, Y đều mạch hở, Y có số mol lớn hơn 0,05 mol) cần vừa đủ 27,552 lít O2 (đktc), thu được nước và 58,08 gam CO2. Thủy phân hoàn toàn E trong dung dịch KOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Z gồm ba muối và hỗn hợp T gồm hai anđehit. Dẫn T qua 500 ml dung dịch nước Br2 1,2M vừa đủ, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối lượng dung dịch không thay đổi. Phần trăm khối lượng của muối có phân tử khối lớn nhất trong Z là
A. 13,13%. B. 13,54%. C. 13,33%. D. 12,92%.
Thủy phân hoàn toàn m gam peptit mạch hở X (được tạo bởi các α-amino axit no, chứa 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2) bằng dung dịch NaOH vừa đủ, cô cạn cẩn thận thu được được chất rắn Y. Đốt cháy hoàn toàn Y bằng lượng oxi vừa đủ thu được hỗn hợp Z gồm khí và hơi. Đưa Z về đktc thấy có thể tích là 82,432 lít. Mặt khác, nếu đốt cháy m gam X cần 107,52 lít O2 (đktc). Biết rằng số liên kết peptit trong X là 11. Giá trị của m là
A. 80,80. B. 117,76. C. 96,64. D. 79,36.
Điện phân (với điện cực trơ, có màng ngăn) m gam dung dịch chứa 0,1 mol FeCl3 và 0,15 mol HCl với cường độ dòng điện không đổi 1,92A, sau thời gian t giờ thì dung dịch thu được sau điện phân có khối lượng (m – 5,156) gam. Biết trong quá trình điện phân nước bay hơi không đáng kể. Tính t:
A. 2,5 B. 2 C. 3 D. 1,5
Trộn 10,8 gam bột Al với 34,8 gam bột Fe3O4 rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm trong điều kiện không có không khí. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp rắn sau phản ứng bằng dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 10,752 lít khí H2 (đktc). Hiệu suất của phản ứng nhiệt nhôm là
A. 80%. B. 90%. C. 70%. D. 60%.
Nung nóng m gam hỗn hợp gồm Al và Fe3O4 trong điều kiện không có không khí. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH (dư) thu được dung dịch Y, chất rắn Z và 3,36 lít khí H2 (ở đktc). Sục khí CO2 (dư) vào dung dịch Y, thu được 39 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 45,6. B. 48,3. C. 36,7. D. 57,0.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến