A là oxit của một kim loại hóa trị m. Hoà tan hoàn toàn 1,08 gam A trong HNO3 loãng thu được 0,112 lít NO (đktc). Công thức phân tử của của A là?
A. Cu2O B. FeO C. A hoặc B D. Fe3O4
A là có dạng R2Om
Với HNO3, A bị oxi hóa lên thành muối R(NO3)n với n > m
nNO = 0,005
Bảo toàn electron:
2(n – m).1,08/(2R + 16m) = 0,005.3
Biện luận:
m = 1 và n = 2 —> R = 64: R là Cu —> A là Cu2O
m = 1 và n = 3 —> R = 136: Loại
m = 2 và n = 3 —> R = 56: R là Fe —> A là FeO
Cho 13,24 gam hỗn hợp X gồm Al, Cu, Mg tác dụng với oxi dư thu được 20,12 gam oxit. Cho 13,24 gam hỗn hợp X tác dụng với HNO3 dư thu được dung dịch Y. Cho rằng sản phẩm khử duy nhất là NO, khối lượng muối trong Y là?
A. 64,33 gam B. 66,56 gam C. 80,22 gam D. 82,85 gam
Xà phòng hóa hoàn toàn m gam một este mạch hở E bằng 100 gam dung dịch MOH 25,2% (M là kim loại kiềm) được a gam ancol X và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được 43,95 gam hỗn hợp rắn khan Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được sản phẩm gồm CO2, nước và 31,05 gam muối cacbonat khan. Mặt khác, cho a gam X tác dụng với Na dư, thu được 4,2 lít khí H2 (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng muối trong Z là:
A. 85,8% B. 90,5%. C. 92,3% D. 86,7%
Một chất A có công thức MXOm. Tổng số hạt proton trong một phân tử A tử 78. trong một ion XOm- có số hạt electron bằng 41,03% tổng số hạt electron trong một phân tử A. Nguyên tố X thuộc chu kỳ 2. Tìm công thức chất A.
Các vi hạt có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng: 3s2, 3p4, 3p6 là nguyên tử hay ion? Tại sao? Hãy dẫn ra một phản ứng hóa học (nếu có) để minh họa tính chất hóa học đặc trưng của mỗi vi hạt.
Trong quá trình trùng hợp buta-1,3-đien để sản xuất cao su buna, tổng số liên kết pi bị giảm đi 40%. Vậy hiệu suất trùng hợp là
A. 20% B. 40% C. 75% D. 80%
Cho 8,04 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu tác dụng với 500 ml dung dịch AgNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y và 26,88 gam chất rắn Z. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc kết tủa, rửa sạch rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 9,6 gam rắn T. Tính khối lượng các kim loại trong X và nồng độ mol của dung dịch AgNO3.
Hòa tan 10,1 gam hỗn hợp A gồm 2 kim loại kiềm nằm ở hai chu khì liên tiếp thuộc nhóm IA vào nước dư thu được 3,36 lít khí và dung dịch X.
a) Tìm tên hai kim loại và % khối lượng của chúng.
b) Cần phải dùng bao nhiêu lít dung dịch H2SO4 49% (d = 1,25g/ml) để trung hòa hết dung dịch X.
c) Trộn m gam kim loại R nhóm IIA vào 10,1 gam hỗn hợp A ta thu được hỗn hợp Y có 57,56% khối lượng R. Hòa tan hết Y trong nước có 5,6 lít khí thoát ra. Xác định tên R.
Hòa tan hỗn hợp Na và Ba trong 90 gam dung dịch HNO3 21%. Kết thúc phản ứng thu được dung dịch X và hỗn hợp Y gồm 2 khí không màu có tỉ khối so với He = 8,375. Cô cạn dung dịch X thu được 25,75 gam chất rắn. Biết rằng NO3- chỉ cho duy nhất một sản phẩm khử. Phần trăm khối lượng của Ba trong hỗn hợp ban đầu
A. 84,68% B. 65,05% C. 95,01% D. 62,18%
Dung dịch Y chứa hỗn hợp gồm Zn(NO3)2 0,05 mol; Fe(NO3)3 0,18 mol; HNO3 0,12 mol tác dụng với 500ml dung dịch NH3 thu được 22,23 gam kết tủa. Tính CM của NH3.
Cho 32,6 gam hỗn hợp X gồm muối cacbonat của 2 kim loại thuộc nhóm IIA, ở 2 chu kì liên tiếp nhau trong bảng tuần hoàn phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư, sau phản ứng thu được 7,84 lít khí CO2.
a. Xác định muối cacbonat
b. Tính % theo khối lượng mỗi muối cacbonat ban đầu.
c. Nếu lấy m1 gam hỗn hợp X trên nhiệt phân một thời gian thu được m2 gam chất rắn Y. Cho rắn Y phản ứng với dung dịch HCl dư sau phản ứng thu được 2,352 lít khí. Tính giá trị m2. Biết m2 = m1 – 3,08.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến