Hỗn hợp A gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 (trong đó số mol FeO bằng số mol Fe2O3). Hoà tan 4,64 gam A trong dung dịch H2SO4 loãng dư được 200ml dung dịch X. Tính thể tích dung dịch KMnO4 0,1M cần thiết để tác dụng hết 100 ml dung dịch X.
nFeO = nFe2O3 —> Coi như A chỉ có Fe3O4
nFe3O4 = 0,02
Bảo toàn electron: ne = nFe3O4 = 5nKMnO4
—> nKMnO4 = 0,004
Do chỉ oxi hóa một nửa X nên:
nKMnO4 = 0,002
—> V = 0,02 lít
Hòa tan hết hỗn hợp X gồm Al2O3, Cu, Fe3O4, Fe trong dung dịch loãng chứa HCl 2M và H2SO4 1M, sau phản ứng thoát ra 1,12 lít H2(đktc) và dung dịch Y có chứa 119,33 gam chất tan. Cho từ từ dung dịch BaCl2 vào Y đến khi đạt kết tủa lớn nhất rồi thêm tiếp dung dịch AgNO3 dư thì thấy thoát ra 0,3 gam khí NO (spk duy nhất) và 386,91 gam kết tủa. Mặt khác, cho X tan trong dung dịch HNO3 loãng dư thì thấy thoát ra 3,5 gam NO (spk duy nhất). Phần trăm khối lượng của nguyên tố oxi trong X gần với giá trị nào nhất?
A. 22% B. 23% C. 24% D. 25%
Hỗn hợp E chứa peptit X và peptit Y có tổng số liên kết peptit là 6 và có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2. Thủy phân hoàn toàn 0,25 mol hỗn hợp E trong môi trường axit thu được 26,25 gam glyxin; 22,25 gam alanin; 40,95 gam valin. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 48,12 gam Y cần dùng 58,464 lít O2 (đktc) thu được 89,76 gam CO2. Số đồng phân cấu tạo của X là.
A. 2 B. 6 C. 3 D. 4
Hòa tan hoàn toàn 20,1 gam hỗn hợp A gồm Al2O3, Al, Cu trong 500ml dung dịch HNO3 xM thu được dung dịch B và 6,72l khí NO duy nhất. Cho dung dịch NaOH 2M vào dung dịch B cho đến khi lượng kết tủa không đổi thì cần dùng hết 900ml. Lọc rửa kết tủa rồi nung đến khối lượng không đổi thu được 12 gam chất rắn. Tính x.
Nhúng một thanh Fe nặng 100 gam vào 500ml dung dịch hỗn hợp CuSO4 0,08M và Ag2SO4 0,004M. Giả sử tất cả Cu, Ag thoát ra đều bám vào Fe. Sau 1 thời gian lấy Fe ra cân lại được 100,48 gam.
a) Tính khối lượng chất rắn A bám trên thanh Fe.
b) Hòa tan chất rắn A bằng HNO3 đặc. Có bao nhiêu lít khí màu nâu bay ra.
c) Cho toàn bộ lượng khí trên hấp thụ hoàn toàn vào 500ml dung dịch NaOH 0,2M. Tính nồng độ mol của các chất sau phản ứng.
Hỗn hợp A gồm ba axit hữu cơ X, Y, Z đều đơn chức mạch hở, trong đó X là axit không no, có một liên kết đôi C=C; Y và Z là hai axit no đơn chức là đồng đẳng liên tiếp (MY < MZ). Cho 46,04 gam hỗn hợp A tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch B. Cô cạn dung dịch B, thu được chất rắn khan D. Đốt cháy hoàn toàn D bằng O2 dư, thu được 48,76 gam Na2CO3; 44,08 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Xác định các chất X, Y, Z.
Điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2 và HCl bằng điện cực trơ với cường độ dòng điện I = 5A đến khi ở catot bắt đầu có khí thoát ra thì dừng điện phân, ở anot thu được 16,8 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho 32,8 gam hỗn hợp gồm Mg và MgO vào dung dịch sau điện phân, thấy chúng phản ứng vừa đủ với nhau thu được dung dịch chứa 170,8 gam muối và 1,68 lít khí N2O (đktc). Thời gian điện phân là.
A. 49215 giây B. 48250 giây C. 36140 giây D. 53075 giây
Hỗn hợp X gồm CH4, C2H4, C3H4 và C4H4. Nung nóng 6,72 lít hỗn hợp E chứa X và H2 có mặt Ni làm xúc tác thu được hỗn hợp F có tỉ khối so với hiđro bằng 19. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng dung dịch Br2 dư thấy lượng Br2 phản ứng là a gam; đồng thời khối lượng bình tăng 3,68 gam. Khí thoát ra khỏi bình (hỗn hợp khí T) có thể tích là 1,792 lít chỉ chứa các hiđrocacbon. Đốt cháy toàn bộ T thu được 4,32 gam nước. Thể tích các khí đều đo ở đktc. Giá trị của a là A. 22,4 B. 19,20. C. 25,60. D. 20,80.
X, Y là hai hợp chất hữu cơ mạch hở có công thức phân tử dạng C2HnOm. Hiđro hóa hoàn toàn a mol X cũng như a mol Y đều cần dùng a mol H2 (Ni, t0) thu được hai chất hữu cơ tương ứng X1 và Y1. Lấy tòan bộ X1 cũng như Y1 tác dụng với Na dư, đều thu được a mol H2. Nhận định nào sau đây là sai?
A. 1 mol X cũng như 1 mol Y tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) đều thu được 2 mol Ag.
B. Trong phân tử X cũng như Y đều chứa một nguyên tử hiđro (H) linh động.
C. Trong phân tử X, Y đều có một nhóm -CH2-.
D. Ở điều kiện thường, X1 và Y1 đều hòa tan Cu(OH)2.
Cho 1 mol peptit X mạch hở có phân tử khối là 461 gam/mol thủy phân hoàn toàn trong môi trường axit thu được hỗn hợp các α-aminoaxit có tổng phân tử khối là 533 gam/mol. Hãy cho biết X thuộc loại:
A. hexapeptit B. tetrapeptit C. pentapeptit D. tripeptit
Hỗn hợp A gồm đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit thuộc dãy đồng đẳng của glyxin (tỉ lệ mol X:Y = 1:3). Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol X, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 18,6 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol A, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua Ba(OH)2 dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của mlà
A. 325,05. B. 165,00. C. 265,95. D. 135,00.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến