Trộn 200ml dung dịch HCl 0,05M với 200ml dung dịch Ba(OH)2 aM được 500ml dung dịch có pH=12.Tìm a
Trộn 200 ml với 200 ml mà lại được 500 ml thì lấy đâu kết quả đúng?
Cho 0,4 mol hơi HCHO vào bình X chứa 13,44 lit hỗn hợp khí ở điều kiện thường gồm hai hidrocacbon mạch hở và một amin bậc 3 thu được hỗn hợp Y. Để đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần dùng 57,12 lit O2 (đktc) sau phản ứng thu được hỗn hợp khí và hơi trong đó tổng khối lượng CO2 và nước là 115 gam. Mặt khác, dẫn hỗn hợp Y qua dung dịch AgNO3 /NH 3 dư thì sau phản ứng thu được 260,7 gam chất rắn. Nếu cho 55,2 gam hỗn hợp Y tác dụng với brom trong CCl4 thì lượng brom phản ứng là a gam. Cho rằng số nguyên tử cacbon trong hỗn hợp Y tạo thành một cấp số cộng với công sai là 1. Giá trị gần nhất của a là A. 215,6 gam. B. 217,3 gam. C. 312,2 gam. D. 314,4 gam.
Hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở có tổng số liên kết peptit là 11 và không là đồng phân của nhau. Nếu đốt cháy hoàn toàn mỗi peptit với số mol bằng nhau, đều thu được số mol H2O như nhau. Thủy phân hoàn toàn 31,68 gam X cần dùng 480 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 49,08 gam hỗn hợp Y gồm ba muối của Gly, Ala và Val. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp X là
A. 42,8% B. 68,2% C. 45,5% D. 50,4%
Hòa tan hoàn toàn 9.45 gam kim loại X bằng HNO3 loãng thu được 5.04 lít (đktc) hỗn hợp khí N2O và NO ( không có sản phẩn khử khác ), trong đó số mol NO gấp 2 lần số mol N2O. Xác định kim loại X
Để điều chế 68g NH3 cần lấy bao nhiêu lít N2 và H2 ở đktc? Biết hiệu suất đạt 20%
Hòa tan hoàn toàn 13,45 gam hỗn hợp hai muối cacbonat axit và cacbonat trung tính của một kim loại kiềm bằng 300ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng phải trung hòa HCl dư bằng 75ml dung dịch Ca(OH)2 1M.
a) Tìm công thức hai muối.
b) Tính khối lượng mỗi muối có trong hỗn hợp ban đầu.
Hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở, có tổng số nguyên tử oxi trong ba peptit là 12; trong đó nguyên tố oxi chiếm 32,062% về khối lượng hỗn hợp. Đun nóng 50,9 gam X cần dùng vừa đủ 410 gam dung dịch NaOH 8%, thu được hỗn hợp Y gồm ba muối của Gly, Ala và Val. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong X là
A. 10,37% B. 11,67% C. 14,26% D. 12,97%
Thủy phân hoàn toàn 39,9 gam hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở, có tỉ lệ mol 7 : 3 : 2, thu được hỗn hợp Y gồm 0,04 mol X1; 0,06 mol X2 và 0,48 mol X3 (với X1, X2, X3 là các a-amino axit có dạng NH2-CnH2n-COOH). Nếu đốt cháy hoàn toàn 39,9 gam X cần dùng 1,575 mol O2, thu được CO2, H2O và N2. Số nguyên tử (H) trong peptit có phân tử khối lớn nhất là
A. 18 B. 13 C. 17 D. 16
Hỗn hợp E gồm 3 peptit mạch hở X, Y, Z (MX < MY < MZ, nY = nZ) có tổng số liên kết peptit trong 3 phân tử là 13 trong đó số nguyên tử oxi trong phân tử mỗi peptit không nhỏ hơn 6. Để thủy phân hoàn toàn 32,13 gam E cần vừa đủ 510ml dung dịch NaOH 1M được hỗn hợp muối của Gly và Val có tỉ lệ mol 16 : 1. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol E cần vừa đủ 2,565 mol oxi. Phần trăm theo khối lượng của Z gần nhất:
A. 17 B. 12 C. 14 D. 15
Hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở không là đồng phân của nhau và có cùng số nguyên tử cacbon. Đun nóng 0,2 mol X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 59,66 gam hỗn hợp Y gồm ba muối của Gly, Ala và Val (trong đó muối của Gly chiếm 45,524% về khối lượng). Đốt cháy hoàn toàn 59,66 gam Y cần dùng 1,995 mol O2, thu được CO2, H2O, N2 và Na2CO3. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ nhất là
A. 54,15% B. 46,09% C. 42,05% D. 50,12%
Hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở, trong đó có hai peptit có cùng số nguyên tử cacbon, tổng số oxi trong ba peptit là 11. Đun nóng 0,2 mol X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm ba muối của Gly, Ala, Val. Đốt cháy hoàn toàn Y cần dùng 1,095 mol O2, thu được Na2CO3 và 1,92 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O, N2. Phần trăm khối lượng của peptit có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong X là
A. 60,8% B. 69,5% C. 56,5% D. 65,2%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến