Cho 1 gam kim loại có hóa trị 2 tác dụng với 50ml dung dịch HCl 5M thấy có khí hiđrô bay ra. Khi nồng độ dung dịch axit còn 1M ta thấy kim loại vẫn chưa tan hết. Hỏi đó là kim loại gì?
nHCl phản ứng = 0,05.5 – 0,05.1 = 0,2
R + 2HCl —> RCl2 + H2
0,1……0,2
Kim loại vẫn chưa tan hết nên nR ban đầu > 0,1
—> MR < 1/0,1 = 10
—> R = 9: Be
Hỗn hợp A gồm 2 gam một kim loại hóa trị II và 2,7 gam kim loại hóa trị III, đốt với oxi thu được 7,9 gam hỗn hợp 2 oxit với số mol bằng nhau. Xác định 2 kim loại trên.
Amino axit X có trong tự nhiên, trong phân tử chỉ chứa một nhóm chức axit. Cho a gam X vào 200 ml dung dịch NaOH 1 M được dung dịch A; để trung hòa vừa đủ lượng NaOH dư cần 50 ml dung dịch HCl 1M được dung dịch B. Cô cạn B thu được 19,575 gam hỗn hợp rắn. Giá trị a là
A. 13,35 B. 17,80 C. 6,675 D. 16,275
Hỗn hợp X gồm Fe2O3 và Cu. Hoà tan m gam hỗn hợp X vào dung dịch HCl (dùng dư 20%) thu được dung dịch Y và m/29 gam chất rắn không tan. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được m1 gam kết tủa đồng thời có 1,0752 lít NO (đktc, sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của m1 là
A. 211,80 B. 184,32 C. 201,60 D. 192,36
Một dung dịch X có chứa a mol Ca2+, b mol Mg2+ và HCO3-. Cho một dung dịch chứa đồng thời Na2CO3 0,1M và NaOH 0,2M vào dung dịch trên. Thiết lập mối quan hệ giữa V và a,b để có thể kết tủa hoàn toàn các cation trong dung dịch X. (hay kết tủa thu được là lớn nhất)
A. V = (a + b)/0,2
B. V = (a + b)/0,3
C. V = (a + b)/0,4
D. V = 2(a + b)
cho 500ml dd H2SO4 1M phản ứng vừa hết vs 67,8g hh K2CO3 ,Na2SO3 được hỗn hợp khí F ,tính tỉ khối F so với H2 ,trộn F với O2 được hỗn hợp A có dA/Hidro=21,71 rồi cho A qua ống sứ chứa V2O5 được đun nóng ,kết thúc thí nghiệm được hh khí B có tỉ khối so vs H2 là 22,35. Tính hiệu suất quá trình chuyển hóa từ SO2->SO3
Cho 2,24 lít NO2 (đktc) hấp thụ hoàn toàn vào 500 ml dung dịch NaOH 0,2001M, thu được dung dịch A (thể tích xem như không đổi). Tính pH của dung dịch A. Cho K HNO2 = 10^-3,3
Cho 4,93 gam hỗn hợp gồm Mg, Zn vào 1 cốc chứa 430ml dung dịch H2SO4 0,5M. Sau khi phản ứng hoàn toàn thêm tiếp vào cốc 0,6 lít dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,05M và NaOH 0,7M khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn, rồi lọc lấy kết tủa và nung đến khối lượng không đổi thì thu được 13,04 gam chất rắn. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
Nhiệt phân hoàn toàn hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 thu được chất rắn có khối lượng bằng một nửa khối lượng hỗn hợp ban đầu. Thành phần % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp đầu là :
A. 25%;75%
B. 50%;50%
C. 35%;65%
D. 55%;45%
Trộn 200 ml dung dịch H2SO4 0,05M với 300 ml dung dịch HCL 0,1M ta thu được dung dịch D .Tính CM của H2SO4 HCL ion H+ trong dung dịch D và pH của dung dịch D
X là este no, đơn chức; Y là este đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C; Z là este 2 chức tạo bởi etylen glicol và axit T không no chứa một liên kết đôi C=C (X, Y, Z, T đều mạch hở). Đốt cháy 10,02 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T thu được CO2 và H2O có tổng khối lượng 22,66 gam. Mặt khác 10,02 gam E phản ứng vừa đủ 0,04 mol Br2 (trong CCl4). Nếu đun nóng 10,02 gam E với dung dịch chứa 0,15 mol NaOH (vừa đủ), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần rắn có khối lượng m gam và phần hơi chứa 2 ancol. Đun nóng phần rắn với vôi tôi xút thu được hỗn hợp khí trong đó có 2 hiđrocacbon đồng đẳng kế tiếp. Giá trị m gần nhất với:
A. 11,0 B. 12,2 C. 11,4 D. 10,8
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến