A, MB
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm:
+ Tác giả Hàn Mặc Tử: là nhà thơ tài hoa của dòng văn học lãng mạn. Thơ ông mang nhiều màu sắc đan xen nhau tạo nên một nét riêng độc đáo, vừa nhẹ nhàng, tinh khiết, vừa đẹp tuyệt vời nhưng có những bài thơ mơ hồ, mờ ảo, "điên điên"
+ Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác: Đây thôn Vĩ Dạ được rút ra từ tập Thơ điên. Khi hai người cùng ở Quy Nhơn, Hàn Mặc Tử đã từng yêu thầm Hoàng Thị Kim Cúc. Khi về Huế, Hoàng Cúc nghe tin Hàn Mặc Tử bệnh bèn gửi vào tặng Hàn Mặc Tử tấm bưu ảnh phong cảnh và lời chúc sớm lành bệnh. Từ đó, đã gợi cho ông những kỉ niệm một thời từng sống ở Huế và sáng tác bài thơ này.
+ Từ những kỉ niệm về Huế, nhà thơ đã khắc họa nên bức tranh tuyệt về cảnh vật, con người xứ Huế. Đồng thời, mượn câu chuyện tình đơn phương của mình để kín đáo gửi gắm tình yêu quê hương xứ sở.
- Có ý kiến cho rằng bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên tươi đẹp cùng tình yêu đời, yêu người và sự chia ly đôi lứa cùng với sự tan vỡ trong tình yêu của nhà thơ
B, TB
1, Khổ 1: Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của thôn Vĩ
- Trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, khổ thơ đầu tiên đã tái hiện được bức tranh thiên nhiên tươi đẹp của những khu vườn miệt vườn xứ Huế. Thật vậy, những hình ảnh trong khổ thơ đều là những hình ảnh chọn lọc của vườn cây trái.
- "Nắng mới lên" gợi ra hình ảnh của những tia nắng đầu ngày, ấm áp và dịu dàng, tươi rói đang chiếu rọi lên những hàng cau xanh xanh. Sắc nắng hòa vào sắc xanh của những vườn cau xanh làm cho khung cảnh trở nên rực rỡ và thơ mộng.
- Tiếp theo, câu thơ "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc" có sử dụng hình ảnh so sánh "xanh như ngọc" gợi ra vẻ đẹp của khu vườn vào sáng sớm bình minh. Khi ngày mới đến, những giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên những cành cây kẽ lá thì khu vườn càng trở nên sinh động và giàu sức sống hơn.
- Tuy nhiên, bức tranh thiên nhiên dường như chỉ là bức tranh trong tâm tưởng của nhà thơ kể về mảnh đất xứ Huế mà ông đang hướng về. Khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp nhưng cũng dự cảm những đau đớn và chia cách trong tình yêu ở những dòng thơ sau.
2, Khổ thơ 2: Mối tình tan vỡ của nhà thơ:
Gió theo lối gió, mây đường mây,
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?
- Câu thơ "Gió theo lối gió, mây đường mây" đã mượn hình ảnh thiên nhiên để nói lên sự chia ly của đôi lứa. Bình thường là gió thổi hướng nào thì mây bay hướng đó. Nhưng khi gió đi theo lối gió, mây đi theo đường mây gợi ra sự chia ly chẳng thể nào hàn gắn trong tình yêu. Ta cũng có thể thấy mượn hình ảnh thiên nhiên chính là phần không thể thiếu trong phong cách thơ lãng mạn của Hàn Mạc Tử. Đồng thời, hình ảnh "gió" và "mây" được nhân hóa như những sự vật có tâm hồn, giống như những người trong cuộc trong tình yêu
- Hình ảnh nhân hóa "dòng nước buồn thiu" gợi ra nỗi buồn lan khắp không gian và gợi được chiều sâu của nỗi buồn. Trên mặt nước đó, tác giả chỉ thấy được nỗi buồn man mác, nỗi buồn da diết bao trùm lấy con tim mình
- Hình ảnh "hoa bắp lay" gợi ra sự chuyển động nhẹ nhàng của sự vật trong không gian, gợi ra sự buồn thương bao trùm các không gian và cảnh vật
- Hình ảnh "thuyền" và "bến" được tác giả sử dụng tài tình và khéo léo. Trong ca dao, hình ảnh thuyền và bến vẫn là hình ảnh của đôi lứa yêu nhau mà phải xa nhau. Trong những dòng thơ của mình, tác giả sử dụng những hình ảnh thuyền và bến như sự chia ly chẳng thể hội ngộ của đôi lứa khi thuyền chẳng thể giữ lời hứa về với bến và đem theo vầng trăng thề nguyền đính ước.
3, Khổ thơ cuối: sự tan vỡ trong tình yêu
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra...
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?
- "Khách đường xa" ở đây có lẽ là người mà nhà thơ vẫn hằng thương nhớ mà giờ đây chẳng thể hội ngộ.
- Hình ảnh độc đáo có chút khó hiểu "Áo em trắng quá nhìn không ra." như gợi ra sự chia lìa ngày một sâu sắc của đôi lứa trong tình yêu. Hiện giờ, khoảng cách giữa họ càng ngày càng lớn,đến mức lạ lẫm.
- Cũng có thể tác giả dường như rơi vào trạng thái không tỉnh táo nữa, và hoàn toàn tuyệt vọng trong chuyện tình yêu của chính mình
Câu hỏi nghi vấn ở cuối bài "Ai biết tình ai có đậm đà?" đã khẳng định sự băn khoăn nghi vấn của chính tác giả về tình yêu giữa hai người, trong cuộc tình chẳng thể trọn vẹn này. Đại từ "ai" được sử dụng khéo léo, có thể được hiểu là chính tác giả hoặc người yêu. Sau tất cả, tác giả vẫn chỉ mong ước có được một tình yêu trọn vẹn mà thôi.
C, KB
Tóm lại, bài thơ Đây thôn vĩ da đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên tươi đẹp và sự tan vỡ trong tình yêu của tác giả.