Một lớp 6A có 40 học sinh gồm 4 loại là giỏi khá trung bình và yếu. Số học sinh giỏi chiếm 2/5 số học sinh cả lớp. Số học sinh khá bằng 1/3 số học sinh còn lại. Số học sinh trung bình bằng 3/4 số học sinh khá. Tìm số học sinh yếu Mọi người giúp em với ạ

Các câu hỏi liên quan

Giá người là một vật kiếm được bởi sự coi trọng người khác. Phàm người ai cũng thích có giá; mà nói chung ai cũng có lúc được có giá. Giá người, ai cũng có: mà rộng hay hẹp, lâu hay ngắn, thì đó là chỗ người ta hơn kém nhau. Trong nhà người ốm thì ông thầy thuốc có giá; trong đám hội chùa thì ông sư có giá; trong bàn xóc đĩa thì ông mở bát có giá; trong đám mổ lợn thì ông cầm dao bầu có giá; sóng to sóng cả khách lạ trời chiều, bến vắng đò thưa, một chiếc thuyền nan thì cô lại có giá. Đình đám ai giá người ấy, giá ai đình đám ấy. Giá ông mở bát thì trong bàn xóc đĩa; ngoài bàn xóc đĩa thì ông mở bát không có giá. Xóc đĩa tan bàn thì hết giá ông mở bát. Giá ông cầm dao bầu, chỉ trong đám mổ lợn; ngoài đám mổ lợn ông dao bầu không có giá. Thịt lợn đã lên đĩa, cũng hết giá ông dao bầu. Mấy cái kia đại khái cũng như thế. Dẫu rộng, hẹp, lâu, chóng, hoặc có hơn kém nhau ít nhiều nhưng từ người quân tử coi xem, chỉ như thanh đóm ướt tẩm dầu tây, sáng không được bao nhiêu mà thì giờ rất ngắn ngủi. Ông Mạnh Tử thưa vua Tề Tuyên có nói rằng “Xin vua đường thích cái sự mạnh bạo nhỏ”. Ta cũng muốn người đời đừng thích cái giá nhỏ. (Theo Tản Đà - SGK Ngữ Văn 11 Nâng cao, tập 2, Tr74, NXBGD) Câu 1: Chỉ ra phong cách ngôn ngữ chính của văn bản trên? Câu 2: Tác giả so sánh điều gì với hình ảnh: “như thanh đóm ướt tẩm dầu tây, sáng không được bao nhiêu mà thì giờ rất ngắn ngủi”? Câu 3: Qua phần lấy ví dụ minh chứng, Tản Đà muốn nói điều gì? Câu 4: Anh/chị hiểu như thế nào về lời khuyên của Mạnh Tử đối với vua Tề Tuyên? Phần II. Làm văn (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Anh/chị sẽ làm gì để khẳng định “giá người” của bản thân? Hãy viết trong 1 đoạn văn nghị luận ngắn khoảng 200 từ.