A. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Nguyễn Du
+ Là đại thi hào của dân tộc
+ Là nhà thơ tiêu biểu của nền thơ ca trung đại Việt Nam
+ Ông đã để lại cho chúng ta một kho tàng văn học đồ sộ nhưng nổi bật nhất có lẽ là kiệt tác "Truyện Kiều".
- Giới thiệu tác phẩm: đoạn trích "Chí khí anh hùng"
+ Vị trí: từ câu 2213 đến 2230.
+ Hoàn cảnh: Cuộc chia ly giữa Kiều và Từ Hải trước khi Từ Hải lên đường.
- Giới thiệu khái quát về 14 câu cuối.
B. Thân bài
1. Lời thoại của Kiều
“Nàng rằng: Phận gái chữ tòng
Chàng đi thiếp cũng quyết lòng xin đi”
- Lời thoại ngắn gọn, chỉ vỏn vẹn có hai câu thơ.
+ Chữ "phận gái" là cách nói khiêm nhường.
+ Chữ "tòng": quan niệm truyền thóng của lễ giáo phong kiến "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử".
=> Kiều rất khôn khéo khi biết mượn quan niệm truyền thống để thuyết phục Từ Hải, để bày tỏ nguyện vọng của mình.
+ Cách xưng hô "chàng, thiếp" vừa gần gũi vừa trang trong.
+ Điệp từ "đi", "một lòng" vừa tạo nhịp điệu cho câu thơ vừa thể hiện tấm lòng chung thủy, trân trọng, tin tưởng hết lòng của Thúy Kiều đối với Từ Hải.
=> Qua đây, đã bộc lộ những tâm trạng, tình cảm vô cùng tự nhiên và tất yếu của nàng Kiều: Kiều không muốn rời xa Từ Hải, không muốn rời xa người chồng yêu quá đã cứu vớt cuộc đời mình. Hơn hết, Kiều rất hiểu và trân trọng khát vọng của Từ Hải. Bởi vậy đã không ngăn cản mà xin đi theo. Nhận xét về điều này, Giáo sư Lê Đình Tú đã viết: "Kiều muốn đi theo để cùng sẻ chia, cùng gánh vác với Từ Hải". Chính bởi lẽ đó mà người đọc đã hiểu được sâu sắc tâm lí cũng như phẩm chất, tâm trạng của nàng Kiều.
2. Lời thoại của Từ Hải
a. Hai câu thơ đầu: Từ Hải đã khôn khóe khi đặt lại câu hỏi của Kiều:
“Từ rằng: Tâm phúc tương tri
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?
- Cụm từ "Tâm phúc tương tri" vừa cho thấy Từ Hải gọi Kiều là người tri âm, tri kỷ, hiểu rõ lòng dạ của nhau vừa thể hiện thái độ tin tưởng, trân trọng.
- Trong câu hỏi tu từ "Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?" còn hàm chứa thái độ trách móc nhẹ nhàng. Từ Hải trách Kiều chưa thoát khỏi tình cảm của nữ nhi đàn bà thông thường. Hơn hết, trong câu hỏi còn cho thấy chàng đã đánh giá Kiều rất cao, khẳng định Kiều không phải là người đàn bà phụ nữ tầm thường mà là người tri kỷ hiểu Từ Hải hơn ai hết.
b. Hai câu thơ tiếp theo
Bao giờ mười vạn tinh binh
Tiếng chiêng dậy đất, bóng tinh rợp đường
- Tác giả Nguyễn Trãi đã sử dụng hàng loạt hình ảnh ước lệ như "mười vạn tinh binh...". Đây vừa là hình ảnh tưởng tượng của Từ Hải về tương lai của mình, vừa là niềm tin tưởng sắt đá vào sự nghiệp, tương lai, mục đích ra đi của chàng. Đây cũng chính là niềm tin của người anh hùng.
- Qua đây còn cho thấy Từ Hải là một người anh hùng quả quyết và luôn tin tưởng vào việc mình làm.
c. Hai câu thơ tiếp theo
Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”
- Từ Hải đưa ra một lời hứa hẹn: khi nào ta trở nên phi thường, ta được mọi người trong thiên hạ công nhận tài năng, khí phách. Thì lúc bấy giờ ta sẽ rước nàng về làm vợ.
- Câu trả lời, cách thuyết phục của Từ Hải rất khéo léo. Nó không chỉ đề cao, đánh giá cao Kiều mà còn trao cho Kiều sự yên tâm, tin tưởng.
d. Hai câu thơ tiếp theo
“Bằng ngay bốn bể không nhà
Theo càng thêm bận, biết là đi đâu”
- Từ Hải đã chỉ rõ những khó khăn ở trước mắt và cũng chỉ ra nguyên nhân chính chàng không muốn Thúy Kiều đi theo là vì không muốn nàng phải chịu khổ, sợ nàng không thể thích ứng được với cuộc sống bốn bể là nhà.
e. Hai câu thơ tiếp theo
Đành lòng chờ đó ít lâu
Chầy chăng là một năm sau vội gì.
- Từ Hải đã đưa ra khoảng thời gian "ít lâu", "một năm": Đây là khoảng thời gian cụ thể, rõ ràng khiến Kiều cảm thấy sự chờ đợi của mình là có kết quả, có đích đến. Đồng thời đó cũng là lời an ủi vừa chân tình cũng là lời khẳng định đầy quyết tâm, chí khí, bản lĩnh của người anh hùng.
=> Rõ ràng, qua lời của Từ Hải, người đọc không chỉ thấy được chí khí anh hùng mà còn thấy được hình tượng một người chồng tâm lý, sâu sắc, gần gũi. Luôn thấu hiểu và trân trọng người phụ nữ của cuộc đời mình.
So sánh, mở rộng: Hình tượng người phụ nữ trong "Chinh phụ ngâm":
"Chỉ ngang ngọn giáo vào ngàn hang beo"
Đây là hành động không rõ ràng, khác hoàn toàn với Từ Hải. Chàng đã thể hiện rõ chí khí, tính cách qua việc khắc họa rõ nét qua mối quan hệ sâu sắc với Kiều.
f. Hai câu thơ cuổi
Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi
- Những từ ngữ "quyết", "dứt" chỉ hành động dứt khoát, quyết liệt của Từ Hải.
- Hình ảnh "chim bằng" mang tính ước lệ tượng trưng. Đây là hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng của gười anh hùng với lí tưởng cao đẹp, hoành tráng, phi thường, mang tầm vóc vụ trụ.
=> Từ lời thoại của nhân vật chuyển sang lời thoại của tác giả, Nguyễn Du đã miêu tả được thái độ, cử chỉ, hình ảnh, hành động dứt khoát, mạnh mẽ và phi thường của người anh hùng Từ Hải. Hơn hết nó còn minh chứng tình cảm rất quan trọng đối với Từ Hải nhưng đối với người anh hùng thì đó không thể là vật cản cho sự nghiệp lí tưởng.
C. Kết bài
- Khẳng định giá trị của bài thơ
- Tình cảm của em dành cho bài thơ.