Tính chất
Trong điều kiện sử dụng các vật liệu đúng tiêu chuẩn thì vật liệu composite có những ưu điểm chủ yếu sau:
- Nhẹ nhưng cứng vững, chịu va đập, uốn, kéo tốt.
- Chịu hoá chất, không sét gỉ, chống ăn mòn. Đặc tính này thích hợp cho biển và khí hậu vùng biển.
- Chịu thời tiết, chống tia tử ngoại, chống lão hoá nên rất bền.
- Chịu nhiệt, chịu lạnh, chống cháy.
- Cách điện, cách nhiệt tốt.
- Chịu ma sát, cường độ lực, nhiệt độ cao (thể hiện ở composite sợi carbon).
- Hấp thụ sóng điện tử tốt (composite – thủy tinh).
- Không thấm nước, không độc hại.
- Bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa dễ dàng, chi phí thấp.
- Màu sắc đa dạng, đẹp bền vì được pha ngay trong nguyên liệu.
- Thiết kế, tạo dáng thuận lợi, đa dạng, có nhiều công nghệ để lựa chọn.
Vật liệu
composite được phân loại theo hình dạng và theo bản chất của vật liệu thành phần. Phân loại theo hình dạng
+ Vật liệu composite độn dạng sợi: Khi vật liệu tăng cường có dạng sợi, ta gọi đó là composite độn dạng sợi, chất độn dạng sợi gia cường tăng cơ lý tính cho polymer nền.
+ Vật liệu composite độn dạng hạt: Khi vật liệu tăng cường có dạng hạt, các tiểu phân hạt độn phân tán vào polymer nền. Hạt khác sợi ở chỗ nó không có kích thước ưu tiên.
Phân loại theo bản chất, thành phần
+ Compozit nền hữu cơ (nhựa, hạt) cùng với vật liệu cốt có dạng: sợi hữu cơ (polyamit, kevlar...), sợi khoáng (thủy tinh, cacbon...), sợi kim loại (bo, nhôm)
+ Compozit nền kim loại: nền kim loại (hợp kim Titan, hợp kim Al,…) cùng với độn dạng hạt: sợi kim loại (Bo), sợi khoáng (Si, C)…
+ Compozit nền khoáng (gốm) với vật liệu cốt dạng: sợi kim loại (Bo), hạt kim loại (chất gốm), hạt gốm (cacbua, Nitơ)…