Em đọc trong các bài tập có những bài ghi Mg2+, H+, HCO3-…. Các dấu “+” “-” có nghĩa là gì ạ
Đó là điện tích của ion, 2+ nghĩa là 2 điện tích dương.
Ion là nguyên tử hoặc nhóm nguyên tử mang điện tích. Kiến thức này học từ lớp 10.
một hỗn hợp A gồm 2 peptit X,Y chỉ được tạo bởi các amino axit no, hở, phân tử có 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2, có công thức dạng CxHyO6N5 và CmHnO7N6. Đun nóng 0.7 mol A với dung dịch KOH dư thì thấy có 3.9 mol KOH phản ứng và thu được m gam muối. Đốt cháy 66,075 g hỗn hợp A rồi hấp thụ sản phẩm cháy vào bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng 147,825 gam. Tính m.
Nguyên tử A có tổng số hạt là 12. Nguyên tử B có tổng số hạt là 115, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điệ là 25. Xác định số hiệu nguyên tử của A và B.
Nguyên tử X có 2 đồng vị. Tìm số khối mỗi đồng vị cho biết
– Mtb X =65,5 đvC
– tỉ lệ % của đồng vị 2 và đồng vị 1 là 4: 1
Một nguyên tố X có 3 đồng vị A1X( 79%), A2X( 10%), A3X( 11%). Biết tổng số khối của 3 đồng vị là 75, nguyên tử lượng trung bình của 3 đồng vị là 24,32. Mặt khác số nơtron của đồng vị thứ 2 nhiều hơn số nơtron đồng vị 1 là 1 đơn vị . A1, A2, A3 lần lượt là:
A. 24; 25; 26
B. 24; 25; 27
C. 23; 24; 25
D. 25; 26; 24
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản là 49, trong đó số hạt không mang điện bằng 53,125% số hạt mang điện. Số đơn vị điện tích hạt nhân của X là
A. 18 B. 17 C. 15 D. 16
Đốt cháy hoàn toàn 11,25 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, mạch hở (trong phân tử có số C nhỏ hơn 4) bằng lượng không khí (chứa 20% thể tích O2 còn lại là N2) vừa đủ thì thu được CO2, H2O và 3,875 mol N2. Mặt khác, cho 11,25 gam X trên tác dụng với axit nitro dư thì thu được khí N2 có thể tích bé hơn 2 lít (đktc). Amin có lực bazo lớn hơn trong X là
A. trimetylamin
B. etylamin
C. đimetylamin
D. N-metyletanamin
X là một α-amino axit chứa một nhóm chức axit. Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch HCl 1M thu đuợc dung dịch Y. Để phản ứng hết với các chất trong Y cần dùng 300 ml dd NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 22,8 gam hỗn hợp muối. Tên gọi của X là
A. axit 2-aminobutanoic B. axit 2- aminopropanoic
C. axit 2-amino- 2-metylpropanoic D. axit 3- aminopropanoic
Hỗn hợp E chứa hai anđehit X, Y đều mạch hở và không phân nhánh. Hydro hóa hoàn toàn 12,9 gam hỗn hợp E cần dùng 0,675 mol H2 (xúc tác Ni, t0) thu được hỗn hợp F chứa 2 ancol tương ứng. Đốt cháy hoàn toàn F cần dùng 0,975 mol O2, thu được 15,75 gam H2O. Nếu đun nóng 0,3 mol E với dung dịch AgNO3/NH3 (dùng dư) thu được m gam kết tủa. Giá trị gần nhất của m là.
A. 94,0 gam B. 125,0 gam C. 128,0 gam D. 112,0 gam
Hỗn hợp E chứa 3 axit cacboxylic X, Y, Z đều no, mạch hở (trong đó X, Y đơn chức (MY = MX + 14) và Z hai chức). Trung hòa x gam E cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 21,68 gam muối. Mặt khác đốt cháy x gam E cần dùng 0,27 mol O2. Biết rằng trong E, số mol của X lớn hơn số mol của Y. Phần trăm khối lượng của Y là.
A. 23,9% B. 39,8% C. 15,9% D. 31,8%
X, Y, Z là ba este đều đơn chức, mạch hở (trong đó có 2 este no, 1 este không no chứa một liên kết C=C). Đun nóng 20,56 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z (không cùng số mol) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp chứa 2 muối và hỗn hợp F chứa 2 ancol kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng. Dẫn toàn bộ F qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 10,36 gam. Đốt cháy hỗn hợp muối cần dùng 0,34 mol O2, thu được CO2, H2O và 0,14 mol Na2CO3. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong hỗn hợp E là.
A. 23,35% B. 28,79% C. 35,02% D. 43,19%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến