Cho các sơ đồ phản ứng sau: (a) X (dư) + Ba(OH)2 → Y + Z (b) X + Ba(OH)2 dư → Y + T + H2O Biết các phản ứng đều xảy ra trong dung dịch và chất Y tác dụng được với H2SO4 loãng. Hai chất nào sau đây đều thỏa mãn tính chất của X? A. AlCl3, Al2(SO4)3. B. Al(NO3)3, Al(OH)3. C. Al(NO3)3, Al2(SO4)3. D. AlCl3, Al(NO3)3
Cho các phát biểu sau: (a) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, thu được khí H2 ở catot. (b) Dùng khí CO dư khử CuO nung nóng, thu được kim loại Cu. (c) Để hợp kim Fe-Ni ngoài không khí ẩm thì kim loại Ni bị ăn mòn điện hóa học. (d) Dùng dung dịch Fe2(SO4)3 dư có thể tách Ag ra khỏi hỗn hợp Ag và Cu. (e) Cho Fe dư vào dung dịch AgNO3, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 2 muối. Số phát biểu đúng là: A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Cho sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol: (a) X + 2NaOH → X1 + 2X2 (đun nóng) (b) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4 (c) nX3 + nX4 → Poli(etilen terephtalat) + 2nH2O (đun nóng, xúc tác) (d) X2 + CO → X5 (đun nóng, xúc tác) (e) X4 + 2X5 ↔ X6 + 2H2O (H2SO4 đặc, đun nóng) Cho biết X là este có công thức phân tử C10H10O4. X1, X2, X3, X4, X5, X6 là các hợp chất hữu cơ khác nhau. Phân tử khối của X6 là A. 132. B. 104. C. 118. D. 146.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho bột Mg dư vào dung dịch FeCl3. (b) Đốt cháy Fe trong khí Cl2 dư. (c) Cho bột Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư. (d) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư. (e) Cho bột Fe dư vào dung dịch HNO3 loãng. (g) Cho bột FeO vào dung dịch KHSO4. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được muối Fe(II) là: A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Thủy phân hoàn toàn 1 mol peptit X mạch hở thu được 2 mol Gly, 1 mol Ala và 1 mol Val. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X thu được hỗn hợp các amino axit và các peptit (trong đó có Ala-Gly và Gly-Val). Số công thức cấu tạo phù hợp với tính chất của X là A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Cho 15,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 6,72 lít khí H2. Khối lượng Al2O3 trong X là A. 5,4 gam. B. 5,1 gam. C. 10,2 gam. D. 2,7 gam.
Cho 6,5 gam hỗn hợp kẽm và kẽm oxit tác dụng với dung dịch HCl sẽ có một lượng khí thoát ra lượng khí này khi đốt cháy tạo ra 0,9 gam H2O. a) Tính thành phần phần trăm mỗi chất trong hỗn hợp b) Tính khối lượng H2O sau khi hoàn tất thí nghiệm.
Nhận biết dung dịch NaCl, Na2SO4, MgSO4, Al2(SO4)3, BaCl2. Chỉ dùng một oxit rắn
Cho các phát biểu sau: (a) Thủy phân triolein thu được etilen glicol. (b) Tinh bột bị thủy phân khi có xúc tác axit hoặc enzim. (c) Thủy phân vinyl fomat thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc. (d) Trùng ngưng ε-aminocaproic, thu được policaproamit. (e) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch alanin, lysin, axit glutamic. (g) Phenylamin tan ít trong nước nhưng tan tốt trong dung dịch HCl. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Nhận biết chất lỏng H2O, NaCl, HCl, Na2CO3 không dùng hóa chất khác
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến