Trộn 200ml dung dịch HCl 0,1M và H2SO4 0,05M với 300ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ a mol/l thu được m gam kết tủa và 500ml dung dịch có pH = 13. Tính a và m biết trong các dung dịch có dung môi là nước và tích số nồng độ [H+].[OH-] = 10^-14
nHCl = 0,02 và nH2SO4 = 0,01
—> nH+ = 0,04; nSO42- = 0,01
Dung dịch kiềm: nBa2+ = 0,3a và nOH- = 0,6a
Sau khi pha trộn —> pH = 13 —> [OH-] = 0,1M
—> nOH- dư = 0,1.0,5 = 0,05
—> 0,6a – 0,04 = 0,05
—> a = 0,15
—> nBa2+ = 0,045
Vì nSO42- = 0,01 —> nBaSO4 = 0,01
—> m = 2,33 gam
Thêm 150ml dung dịch NaOH 5M vào 100ml dung dịch Al2(SO4)3 1M. Tính khối lượng kết tủa thu được
Cho sơ đồ phản ứng:
Xác định các chất ứng với các kí hiệu A, X1, X2, X3, Y1, Y2, Y3 và viết các phương trình phản ứng, biết X1, X2, X3 là các hợp chất của nitơ và Y1, Y3 là hợp chất của sắt.
Cho 6,96 gam hỗn hợp X gồm Mg và Al tác dụng với 50ml dung dịch H2SO4 73,5% (D = 1,72g/ml), đun nóng. Sau phản ứng, thu được dung dịch Y và một chất khí Z (sản phẩm khử duy nhất). Cho từ từ dung dịch Y vào 585 ml dung dịch NaOH 2M, khuấy đều thu được kết tủa E và dung dịch G. Nung kết tủa E đến khối lượng không đổi, thu được 10,04 gam chất rắn. Cô cạn dung dịch G, nung muối ở nhiệt độ cao, thu được 83,51 gam chất rắn F. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. tính phần trăm khối lượng kim loại trong X và nồng độ % các chất trong dung dịch Y.
Một hỗn hợp gồm hai đồng vị có số khối trung bình 31,1 và tỉ lệ % của các đồng vị này là 90% và 10%. Tổng số hạt trong nguyên tử của 2 đồng vị là 93 và số hạt không mang điện bằng 55% tổng số hạt mang điện. Tìm số Z và số notron mỗi đồng vị
Dùng khí CO để khử oxit sắt từ, khí H2 khử sắt III oxit, khối lượng sắt thu được là 224 gam. Khí sinh ra từ các phản ứng trên được dẫn vào bình đựng nước vôi trong dư thấy xuât hiện 200g kết tủa
a) Tính thể tích các khí CO và H2 đã tham gia phản ứng.
b) Tính khối lượng mỗi oxit đã tham gia phản ứng.
Hidro hóa hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm andehit fomic, andehit propionic, andehit axetic, andehit malonic và andehit oxalic cần vừa đủ 5,6 lít H2 (đktc) thu hỗn hợp ancol Y. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thu được 13,2 gam CO2 và 8,1 gam H2O. Tính m.
Hỗn hợp X gồm kim loại M, Fe và FeCO3. Cho 8,98 gam X tác dụng với 500ml dụng dịch HNO3 đun nóng, thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z gồm hai chất khí. Trộn Z với 2,8 lít O2 rồi cho hỗn hợp hấp thụ vào dung dịch NaOH dư thì thu được 8,28 gam hỗn hợp muối khan và còn lại 1,792 lít khí thoát ra(đktc). Để trung hòa axit dư trong dung dịch Y cần thêm vừa đủ 200ml dung dịch NaOH 1M, được dung dịch T. Chia T làm 2 phần bằng nhau:
Xác định tên kim loại M, tính nồng độ mol của HNO3 đã dùng.
Cho hỗn hợp E chứa bốn chất hữu cơ mạch hở gồm peptit X (cấu tạo từ hai amino axit có dạng H2NCmH2mCOOH), este Y (CnH2n−12O6) và hai axit không no Z, T (Y, Z, T cùng số mol). Đun nóng 24,64 gam hỗn hợp E với dung dịch chứa 0,35 mol KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được glixerol và a gam hỗn hợp rắn M chỉ chứa 4 muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 24,64 gam E cần vừa đủ 1,12 mol O2, thu được 0,96 mol CO2. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 37,76. B. 41,90. C. 43,80. D. 49,50.
Có 1 hỗn hợp gồm Cu(OH)2, Cu và CuCO3 (trong đó số mol của 2 hợp chất bằng nhau) được chia làm 2 phần bằng nhau. Phần thứ nhất được hòa tan trong 100 ml dung dịch H2SO4 loãng 20% (D = 1,4g/ml, axit lấy dư) làm tách ra 0,896 lít khí CO2 (dktc). Nung nóng phần 2 trong không khí, sau khi phản ứng xảy ra xong, để nguội rồi đem sản phẩm thu được thực hiện thí nghiệm như phần 1. Cả 2 dung dịch thu được sau thí nghiệm đem làm lạnh đến nhiệt độ (t1) độ C, khi đó từ dung dịch 2 tách ra 9,75 gam CuSO4.5H2O.
a) Tính khối lượng CuSO4.5H2O từ dung dịch sau thí nghiệm ở phần 1.
b) Tìm khối lượng Cu trong hỗn hợp ban đầu. Biết ở (t1) độ C, độ tan của CuSO4 là 12,9 gam.
Để m gam X gồm (Al, Mg, Fe) trong không khí sau một thời gian thu được hỗn hợp Y có khối lượng là 1,1905m gam. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch T gồm H2SO4 và HNO3 có tỷ lệ mol tương ứng là 1 : 0,263 thì thu được dung dịch Z chỉ chứa muối sunfat trung hòa và 3,48 gam hỗn hợp G chỉ chứa 4 khí là sản phẩm khử của N+5. Trong G, oxi chiếm 25% tổng số nguyên tử. Cho 850 ml dung dịch Ba(OH)2 1M vào dung dịch Z thu được 235,2875 gam kết tủa và một dung dịch H. Biết khi thổi CO2 dư vào dung dịch H thu được kết tủa. Giá trị của m gần nhất với
A. 21,8. B. 22,7. C. 28,6. D. 26,4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến