Xác định các chất A, B, C, D, E, F, G, H, X, Y biết chúng là các chất vô cơ khác nhau và A, B là kim loại:
a) A + X —> C + D
b) B + Y —> E + D
c) C + E —> F↓ + G
d) F + E —> H + Y
e) H + X —> C + G + Y
f) H + X + Y —> G + F
a) A + X → C + D
Al + HCl —> AlCl3 + H2
b) B + Y → E + D
Na + H2O —> NaOH + H2
c) C + E → F↓ + G
AlCl3 + NaOH —> Al(OH)3 + NaCl
d) F + E → H + Y
Al(OH)3 + NaOH —> NaAlO2 + H2O
e) H + X → C + G + Y
NaAlO2 + HCl —> AlCl3 + NaCl + H2O
f) H + X + Y → G + F
NaAlO2 + HCl + H2O —> NaCl + Al(OH)3
Có thể dùng các axit khác thay thế HCl, hoặc kim loại kiềm khác thay thế Na
Đốt cháy m gam hỗn hợp gồm Al, Fe trong 16,128 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm Cl2 và O2, sau một thời gian thu được (2m + 10,36) gam hỗn hợp rắn X (không có khí thoát ra). Hòa tan hết X trong 1 lít dung dịch gồm HCl 1,26 M và NaNO3 0,15M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối clorua và thấy thoát ra 2,688 lít (đktc) khí NO duy nhất. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 261 ml dung dịch KMnO4 2M trong môi trường axit H2SO4. Phần trăm của Fe trong hỗn hợp rắn ban đầu gần nhất với
A. 43% B. 53% C. 73% D. 58%
Cho 3 kim loại Al, Fe, Cu tan hết trong 2 lit dung dịch HNO3 thu được 1,792 lit (đktc) hỗn hợp khí gồm NO và N2O có tỉ khối so với He là 9,25. Tính nồng độ CM của dung dịch HNO3 ban đầu.
Hòa tan 15,2 gam hỗn hợp A gồm Fe và Cu vào 500 ml dung dịch HNO3 loãng dư thu được 2,24 lit khí NO (0°C và 2 at). Để trung hòa axit còn dư phải dùng vừa đủ 80 gam dung dịch NaOH 20%. Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3 ban đầu.
Hỗn hợp A gồm ba chất hữu cơ X, Y, Z đơn chức đồng phân của nhau, đều tác dụng được với NaOH. Đun nóng 13,875 gam hỗn hợp A với dung dịch NaOH vừa đủ thu được 15,375 gam hỗn hợp muối và hỗn hợp ancol có tỉ khối hơi so với H2 bằng 20,67. Ở 136,5 °C, 1 atm thể tích hơi của 4,625 gam X bằng 2,1 lít. Phần trăm khối lượng của X, Y, Z (theo thứ tự khối lượng phân tử gốc axit tăng dần) lần lượt là:
A. 40%; 20%; 40% .
B. 25%; 50%; 25%.
C. 40%; 40%; 20%.
D. 25%; 25%; 50%.
P là hỗn hợp gồm 3 hợp chất hữu cơ X, Y, Z là đồng phân của nhau và đều tác dụng được với NaOH. Khi hóa hơi 3,7 gam X thu được 1,68 lít khí ở 136,5 độ, 1atm. Mặt khác, dùng 2,52 lít O2 (đktc) để đốt cháy hoàn toàn 1,665 gam P sau phản ứng thu được V lít hỗn hợp khí. Tìm V.
Hòa tan hết 14,88 gam hỗn hợp gồm Mg, Fe3O4, Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 0,58 mol HCl, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch X chứa 30,05 gam chất tan và thấy thoát ra 1,344 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm H2, NO, NO2 có tỷ khối so với H2 bằng 14. Cho dung dịch AgNO3 (dư) vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Z; 84,31 gam kết tủa và thấy thoát ra 0,224 lít (đktc) khí NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-. Phần trăm khối lượng của Mg trong hỗn hợp ban đầu gần nhất với?
A. 16% B. 17% C. 18% D. 19%
Cho 30,88 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 vào V lít dung dịch HCl 2M được dung dịch X và còn lại 1,28 gam chất rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư tác dụng với dung dịch X được 0,56 lít khí Y (ở đktc) không màu hoá nâu trong không khí và m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. V và m lần lượt là:
A. 5,04 lít và 153,45 gam. B. 0,45 lít và 153,45 gam. C. 5,04 lít và 129,15 gam. D. 0,45 lít và 129,15 gam.
Hòa tan hết 31,8 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, Al, Al2O3 và MgCO3 trong dung dịch chứa 1,96 mol HCl, thu được dung dịch A chỉ chứa 2 chất tan và 17,92 lít (đktc) hỗn hợp khí có tỉ khối so với H2 bằng 4,54375. Mặt khác cho 31,8 gam rắn X vào dung dịch chứa NaHSO4 và 0,25 mol HNO3. Sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Y chứa các muối trung hòa và 10,64 gam hỗn hợp khí Z gồm 5 khí không màu, trong đó có 0,03 mol khí N2. Để tác dụng tối đa các chất tan có trong dung dịch Y cần dùng dung dịch chứa 2,3 mol NaOH. Phần trăm khối lượng của khí NO có trong hỗn hợp Z là
A. 16,8% B. 15,2% C. 13,7% D. 14,1%
Cho m gam hỗn hợp 3 kim loại Al, Fe, Cu vào 200 gam dung dịch HNO3 63% đặc nóng, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và 7,168 lít NO2 ở 27,3 độ C; 1,1atm. Chia dung dịch làm hai phần băng nhau: Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch NH3 dư thu được 3,41 gam kết tủa. Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch NaOH dư sau phản ứng lọc lấy kết tủa nung đến khối lượng không đổi thu được 2,4 gam chất rắn, tính m.
Hòa tan hết 68,64 gam hỗn hợp rắn gồm Mg, FeCO3 và Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa HCl và 1,02 mol HNO3. Sau khi kết thúc phản ứng, thu được dung dịch X và 0,32 mol hỗn hợp khí Y gồm CO2, NO và N2O. Tỉ khối của Y so với He bằng a. Dung dịch X hòa tan tối đa 14,4 gam bột Cu, thấy thoát ra 0,03 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Nếu tác dụng tối đa các chất tan có trong dung dịch X cần dùng dung dịch chứa 2,2 mol NaOH, thu được 66,36 gam kết tủa. Giá trị gần nhất của a là
A. 9,7 B. 9,8 C. 9,6 D. 9,9
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến