Một dung dịch NaCl nóng chứa 60g NaCl trong 120g nước được làm lạnh ở 20 độ C. Biết độ tan NaCl ở 20 độ C là 36g. Hãy cho biết
a) Khối lượng NaCl tan trong dung dịch
b) khối lượng NaCl tách ra khỏi dung dịch
Nồng độ dung dịch bão hòa ở 20 độ C:
C% = 36/(100 + 36) = 26,47%
Khi làm lạnh tách ra x gam NaCl
—> C% = (60 – x) / (60 – x + 120) = 26,47%
—> x = 16,8 gam
Vậy NaCl tan trong dung dịch là 60 – 16,8 = 43,2
Điện phân dung dịch hỗn hợp X gồm NaCl và AlCl3 (điện cực trơ, màng ngăn xốp), cường độ dòng điện 2A không đổi. Khi khí màu vàng lục vừa hết thoát ra ở anot thì dừng điện phân, người ta thấy tiêu tốn 14475 giây, trong bình điện phân xuất hiện 1,56 gam kết tủa. Tỉ lệ mol giữa NaCl và AlCl3 trong dung dịch hỗn hợp X là
A. 4 : 3. B. 2 : 3.
C. 3 : 4. D. 3 : 2.
Dung dịch X gồm Cu(NO3)2 và AgNO3 có tỷ lệ mol tương ứng là 2:1. Điện phân 100 gam dung dịch X với I = 12 A, thời gian điện phân là 2 giờ 37,5 giây thu được dung dịch Y và 4,72 gam chất rắn. Hòa tan hết m gam hỗn hợp gồm (FeS2, FeS, S) vào dung dịch Y thu được dung dịch Z chỉ chứa 1 chất tan có nồng độ là:
A. 5% B. 5,31%
C. 5,93% D. 5,75%
Tổng số hạt trong X là 46, số hạt không mang điện bằng 53,33% số hạt mang điện. Viết cấu hình e, xác định số obitan chứa e ghép đôi và số e độc thân.
Tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử của nguyên tố R là 13
a. Xác định khối lượng của nguyên tử của nguyên tố đó
b. Viết cấu hình e
Cho 3 nguyên tử A, B, C có số hiệu nguyên tử là 3 số tự nhiên liên tiếp, tổng số electron của chúng là 51. Viết cấu hình e của chúng.
Nguyên tử sắt có Z = 26. Viết cấu hình e của sắt. Nếu nguyên tử sắt mất đi 2e, 3e thì các cấu hình tương ứng như thế nào?
Hòa tan hoàn toàn 40 gam hỗn hợp X gồm CuS, FeS, Cu2S trong dung dịch HNO3 đun nóng. Sau phản ứng thu được hỗn hợp khí gồm SO2 và NO2 có tổng khối lượng là 153,04 gam và dung dịch Y chỉ chứa 90 gam các muối trung hòa. Cho Y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thấy tách ra 60,58 gam kết tủa. Hiệu số mol NO2 và SO2 gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 2,9 B. 3,0 C. 3,2 D. 3,1
Cho m gam bột Fe vào bình đựng dung dịch HCl thoát ra 2,24 lit khí H2 (đktc). Thêm tiếp dung dịch AgNO3 dư vào bình thu được 52,46 gam chất rắn. Các phản ứng trên xảy ra hoàn toàn. Tính m
A. 8,4 B. 6,72 C. 7,84 D. 5,6
Cho 3,68 gam hỗn hợp X gồm Cu2S, CuS, FeS2 và FeS tác dụng hết với 0,50 mol HNO3 đặc đun nóng thu được V lít khí (ở đktc) và dung dịch Y. Nếu cho toàn bộ Y vào một lượng dư dung dịch BaCl2 thu được 9,32 gam kết tủa. Mặt khác, cũng lượng Y trên có thể hòa tan được tối đa m gam Cu thu được thêm 1,568 lít khí (ở đktc). Biết NO2 là sản phẩm khử duy nhất của N+5 trong các phản ứng trên. Giá trị của m là
A. 2,24. B. 2,88. C. 3,20. D. 2,56.
Cho 1,98 gam Mg vào 100 ml dung dịch hỗn hợp chứa Fe(NO3)3 0,2M, Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,8M. Khuấy đều tới khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được V lít khí NO (đktc), 0,64 gam chất rắn và dung dịch X. Tổng khối lượng muối có trong X là:
A. 16,25 B. 17,25 C. 18,25 D. 19,25
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến