» Lập hệ khối lượng kim loại (11,6 gam) và khối lượng 2 oxit kim loại (16 gam) tính được:
nFe = 0,15 & nCu = 0,05
» Lập hệ tổng khối lượng chất rắn (KNO2 & KOH dư) 41,05 gam và tổng sổ mol (0,5 mol, bằng KOH ban đầu) tính được:
nKNO2 = 0,45 & nKOH dư = 0,05
nHNO3 = 0,7
Bảo toàn N —> nN thoát ra ở khí = 0,7 – 0,45 = 0,25
Nhận thấy nKNO3 = nKNO2 < 3nFe + 2nCu —> Tạo ra cả muối Fe3+ (a) và Fe2+ (b) —> HNO3 đã hết.
nFe = a + b = 0,15
nKNO2 = 3a + 2b + 2nCu = 0,45
—> a = 0,05 và b = 0,1
Phần khí quy đổi thành N (0,25) và O (u mol)
Bảo toàn electron:
3a + 2b + 2nCu + 2u = 5nN —> u = 0,4
mdd Z = m kim loại + mdd HNO3 – mN – mO = 89,2
Dung dịch Z chứa 3 muối Fe(NO3)3 (0,05 mol) và Fe(NO3)2 (0,1 mol) và Cu(NO3)2 (0,05 mol)
C%Fe(NO3)3 = 13,57%
C%Fe(NO3)2 = 20,18%
C%Cu(NO3)2 = 10,54%
thầy ơi ! bài này đâu phải đề Đội Cấn đâu ạ Thầy ? Còn thiếu dữ kiên là tỷ lệ mol của 2 khí là 3 : 2 nữa ạ. Dữ kiện ấy khai thác như nào vậy ạ ?
Nếu đề bắt tìm hai khí thì làm thế nào ạ
Tại sao mình biết KOH dư vậy ạ
cho e hỏi là tại sao KNO3 = KNO2 < 3nFe + 2nCu lại suy ra được vậy ạ
sao mình biết dung dịch x không có nh4+ vậy ạ
Chỗ bào toàn e em không hiểu chỗ 2u=5nN