Hỗn hợp khí gồm NO, NO2 và 1 oxit NxOy có thành phần 45%VNO; 15%VNO2 và 40%VNxOy. Trong hỗn hợp có 23,6% lượng NO còn trong NxOy có 69,6% lượng oxi. Xác định oxit NxOy.
NxOy có %O = 69,6% —> %N = 30,4%
x : y = %N/14 : %O/16 = 2,17 : 4,35 = 1 : 2
—> Oxit là NxO2x
Tỷ lệ thể tích cũng là tỉ lệ số mol nên tự chọn:
nNO = 45
nNO2 = 15
nNxO2x = 40
—> %NO = 45.30/(45.30 + 15.46 + 40.46x) = 23,6%
—> x = 2 —> N2O4
Cho m gam hỗn hợp X gồm Ba, BaO, Al vào nước dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A; 3,024 lít khí và 0,54 gam chất rắn không tan. Rót 110 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch A thu được 5,46 gam kết tủa. m có giá trị là:
A. 7,21 B. 8,74 C. 8,2 D. 8,58
Khí A có màu vàng lục, mùi hắc. Khí A nặng gấp 2,4482 lần không khí. Ở 200C một thể tích nước hoà tan 2,5 lần thể tích khí A. a. Viết phương trình hoá học điều chế A trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. b. Viết phương trình hoá học khi cho A tác dụng với từng dung dịch chất sau: Fe, dung dich FeSO4, dung dịch NaOH (loãng nguội), dung dịch KI
hoàn thành 5 phương trình theo sơ đồ sau
A + ? -> Na2SO4 + ?
biết 6 gam A tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 11.65gam kết tủa
Hấp thụ toàn bộ V lít CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch gồm K2CO3 1M và KOH 0,8M, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn tạo ra dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thì thu được 11,82 gam kết tủa. Đun nóng dung dịch lại thu thêm kết tủa nữa. Giá trị của V là
A. 2,24 B. 3,136 C. 3,36 D. 2,688
Nhúng 1 miếng Al nặng 50 gam vào 400 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Sau một thời gian lấy miếng Al ra rửa sạch cân lại nặng 51,38 gam.
a. Tính mCu thoát ra bám vào lá Al.
b. Tính CM các chất sau phản ứng.
Hãy trình bày cách phân biệt 5 chất rắn: ZnSO4, KCl, AgCl, K2CO3 và MgSO4, cho thuốc thử dung dịch NaOH và chỉ được chọn thêm 1 thuốc thử nữa để phân biệt.
Ở điều kiện thường trộn hỗn hợp X (gồm 2 khí hidro và oxi) vào đầy bình tổng hợp nước (chịu nhiệt) dung tích 6 lit, đốt nóng bình cho phản ứng xảy ra sau thời gian làm nguội về điều kiện thường thì thu được hỗn hợp Y và 2,16 gam nước.
a) Tính thành phần khối lượng hỗn hợp khí X ? Khối lượng hỗn hợp Y sau phản ứng ? Biết 1,5 lit hỗn hợp X ở điều kiện thường cân nặng 0,875 gam.
b) Tính hiệu suất phản ứng tổng hợp nước.
Cho các nhận xét sau:
1. Loại đá ngọc bích, sophia, boxit đều chứa tinh thể Al2O3.
2. Nhiệt độ càng tăng ăn mòn kim loại theo kiểu ăn mòn hóa học càng mạnh.
3. Để làm khô khí NH3 có thể dùng chất hút H2O là P2O5.
4. Khi tăng áp suất cân bằng 2HI ↔ H2 + I2 chuyển dịch theo chiều thuận.
Số nhận định đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Hỗn hợp X gồm a mol Al, b mol Na. Cho hỗn hợp X vào H2O dư sau phản ứng thu được dung dịch A và khí B và có thể có chất rắn D. Hãy biện luận để xác định số mol các chất có trong dung dịch A, khí B, chất rắn D theo a, b.
Hỗn hợp E gồm este X (CnH2n-2O2) và este Y (CmH2m-2O4) đều mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức. Đốt cháy hoàn toàn 15,1 (gam) E cần dùng 0,695 (mol) O2. Mặt khác, đun nóng 15,1 (gam) E cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp Z gồm hai muối, trong đó có a (gam) muối A và b (gam) muối B (MA < MB). Tỉ lệ a : b có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,5 B. 0,8 C. 0,9 D. 1,6
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến