Hòa tan 9,61 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại Ba, Al và Fe vào nước (lấy dư) thu được 2,688 lít H2 (đkc) và chất rắn Y. Cho Y tác dụng hết với CuSO4 thu được 7,04 gam Cu. Phần trăm khối lượng của Al trong X là :
A. 22,47% B. 33,71% C. 28,09% D. 16,85%
Với H2O: nBa = x —> nAl pư = 2x
Bảo toàn electron: 2x + 3.2x = 0,12.2
—> x = 0,03
—> mY = mX – mBa – mAl = 3,88
Y gồm Al dư (a mol) và Fe (b mol)
—> mY = 27a + 56b = 3,88
Bảo toàn electron: 3a + 2b = 0,11.2
—> a = 0,04 và b = 0,05
—> nAl tổng = 2x + a = 0,1
—> %Al = 28,1%
Cho 9,9 gam hỗn hợp Al, Mg tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 1,8 mol HNO3 tạo ra sản phẩm khử X duy nhất. Làm bay hơi dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 65,7 gam B. 87,69 gam C. 78,64 gam D. 56,24 gam.
Nhúng thanh Fe vào 200 ml dung dịch FeCl3 x (mol/l) và CuCl2 y (mol/l). Sau khi kết thúc phản ứng, lấy thanh Fe ra lau khô cẩn thận, cân lại thấy khối lượng không đổi so với trước phản ứng. Biết lượng Cu sinh ra bám hoàn toàn vào thanh Fe. Tỉ lệ x : y là:
A. 3 : 4 B. 1 : 7 C. 2 : 7 D. 4 : 5
Dẫn 8,96 lít CO đktc đi qua ống sứ đựng 11,6 gam MxOy, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn X và hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với khí oxi là 1,125. Tìm công thức hoá học của oxit. (biết CO có tính khử tương tự như H2)
Cho m gam hỗn hợp X gồm K, Ca tan hết vào dung dịch Y chứa 0,12 mol NaHCO3 và 0,04 mol CaCl2, sau phản ứng thu được 7 gam kết tủa và thấy thoát ra 0,896 lít khí (đktc). Giá trị của m là:
A. 1,72. B. 1,56. C. 1,98. D. 1,66.
Hỗn hợp X gồm một anđehit, một ancol, một amin đều đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 7,68 gam hỗn hợp X bằng lượng O2 vừa đủ thu được 16,72 gam CO2 và a gam H2O. Mặt khác, nếu hidro hóa hoàn toàn lượng X trên thì cần 0,04 mol H2 . Đem toàn bộ sản phầm dẫn qua bình đựng Na dư thu được 0,672 lít H2. Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây
A. 9,4 B. 8,6 C. 8,9 D. 9,9
Hỗn hợp X gồm ancol propylic, ancol metylic, etylen glicol và sobitol. Khi cho m gam X tác dụng với Na dư thì thu được 5,6 lit H2(đktc). Nếu đốt cháy m gam X cần vừa đủ 25,76 lít khí O2(ở đktc) , sau phản ứng thu được 21,6 gam H2O. % Khối lượng của ancol propylic có trong hỗn hợp X gần nhất với? A.70% B. 46% C.67% D.30%
Hỗn hợp P gồm ancol A, axit cacboxylic B (đều no, đơn chức, mạch hở) và este C tạo ra từ A và B. Đốt cháy hoàn toàn m gam P cần dùng vừa đủ 0,36 mol O2, sinh ra 0,28 mol CO2. Cho m gam P trên vào 250 ml dung dịch NaOH 0,4M đun nóng, sau khi kết thúc các phản ứng thu được dung dịch Q. Cô cạn dung dịch Q còn lại 7,36 gam chất rắn khan. Người ta cho thêm bột CaO và 0,96 gam NaOH vào 7,36 gam chất rắn khan trên rồi nung trong bình kín không có không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được a gam khí. Giá trị a gần nhất với ?
A. 2,1 gam. B. 1,7 gam. C. 2,5 gam. D. 2,9 gam.
Giả sử gang cũng như thép chỉ là hợp kim của Sắt với Cacbon và Sắt phế liệu chỉ gồm Sắt, Cacbon và Fe2O3. Coi phản ứng xảy ra trong lò luyện thép Mac-tanh là:
Fe2O3 + 3C → 2Fe + 3CO
Khối lượng Sắt phế liệu (chứa 40% Fe2O3, 1%C) cần dùng để khi luyện với 4 tấn gang 5%C trong lò luyện thép Mactanh, nhằm thu được loại thép 1%C gần nhất với? A. 2,00 tấn B. 2,93 tấn C. 2,15 tấn D. 1,50 tấn
Hỗn hợp E chứa hai este X, Y đều đơn chức, mạch hở (MX < MY). Thủy phân hoàn toàn 7,06 gam E bằng dung dịch chứa NaOH vừa đủ, sau phản ứng thu được một ancol duy nhất và 7,7 gam hỗn hợp gồm hai muối của một axit hữu cơ và glyxin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng E trên cần 0,315 mol O2, sản phẩm cháy thu được có chứa 0,26 mol CO2. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với ?
A. 24,4% B. 20,4% C. 35,5% D. 30,5%
Cho m gam bột Fe vào 100ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 1M và AgNO3 4M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch 3 muối (trong đó có một muối của Fe) và 32,4 g chất rắn. Khối lượng m gam bột Fe là:
A. 16,8 B. 11,2 C. 22,4 D. 5,6
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến