Hỗn hợp X gồm Gly, Ala, Val và Glu. Để tác dụng vừa đủ với 42,8 gam hỗn hợp X cần 500ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 42,8 gam hỗn hợp X cần 1,8 mol O2, thu được H2O, m gam CO2 và 4,48 lít N2. Tính m
nNaOH = 0,5 —> nO = 1
nN2 = 0,2 —> nN = 0,4
nCO2 = a và nH2O = b
—> mX = 12a + 2b + 16.1 + 14.0,4 = 42,8
Bảo toàn O: 2a + b = 1 + 1,8.2
—> a = 1,5 và b = 1,6
—> mCO2 = 1,5.44 = 66
Tại sao nO=1 ạ?
Có axit glutamic 2 nhóm COOH mà ad?
Đun nóng 24,8 gam hỗn hợp E gồm 3 peptit X, Y, Z đều mạch hở cần 300ml NaOH 1M thu được hỗn hợp chứa a mol muối của Gly và b mol muối của Lys. Mặt khác, đốt cháy 24,8 gam E trên bằng O2 thu được N2, CO2, H2O trong đó mCO2 : mH2O = 2,444. Tỉ lệ a : b gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 2,7 B. 2,85 C. 2,9 D. 2,6
Trộn V (ml) dung dịch có pH = 3 với V (ml) dung dịch có pH = 10 thu được dung dịch có:
A. [H+] = 4,5×10^-4 M
B. [H+] = 9×10^4 M
C. [OH-] = 4,5×10^-4 M
D. [OH-] = 9×10^-4 M
Cho 8,9 gam một hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H7O2N phản ứng với 100 ml dung dịch NaOH 1,5M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 11,7 gam chất rắn. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. HCOOH3NCH=CH2. B. H2NCH2CH2COOH
C. CH2=CHCOONH4. D. H2NCH2COOCH3.
Hỗn hợp X gồm alanin và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH (dư), thu được dung dịch Y chứa (m+30,8) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chứa (m+36,5) gam muối. Giá trị của m là
A. 112,2 B. 165,6
C. 123,8 D. 171,0
Cho 18,6 gam hỗn hợp A gồm Zn và Fe vào 500 ml dung dịch HCl xM. Khi phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được 34,575 gam chất rắn. Lập lại thí nghiệm trên với 800 ml dung dịch HCl rồi cô cạn thu được 39,9 gam chất rắn.
a) Chứng minh axit dư ở thí nghiệm 2.
b) Tìm x.
Cho 4,2 gam anđehit X tác dụng hết với H2 (xt) thu được rượu Y. Cho rượu Y phản ứng với Na dư thu được 0,84 lít H2 (đktc). Xác định CTPT của X
A. C2H5CHO B. C2H3CHO C. (CHO)2 D. C3H7CHO
Hỗn hợp A gồm 0,12 mol acrolein (propenal) và 0,22 mol H2. Cho lượng hỗn hợp A trên đi qua ống sứ có chứa Ni làm xúc tác, đun nóng, thu được hỗn hợp hơi B. Hỗn hợp B có tỉ khối so với hiđro bằng 22,375. Hiệu suất phản ứng cộng giữa acrolein với H2 là
A. 80,24% B. 81,82% C. 83,33% D. 85,67%
Hỗn hợp X có 2 hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp, có tỉ khối hơi so với H2 bằng 15,8. Lấy 6,32 gam X lội vào 200 gam dung dịch chứa xúc tác thích hợp thì thu được dung dịch Z và thấy thoát ra 2,688 lít khí khô Y ở điều kiện tiêu chuẩn có tỉ khối hơi so với H2 bằng 16,5. Biết rằng dung dịch Z chứa anđehit với nồng độ C%. (coi các phản ứng chỉ tạo ra một sản phẩm duy nhất). Giá trị của C% là:
A. 1,305% B. 1,407% C. 1,043% D. 1,208%
Có ba dung dịch: amoni hiđrocacbonat, natri aluminat, natri phenolat và ba chất lỏng: ancol etylic, benzen, anilin đựng trong sáu ống nghiệm riêng biệt. Nếu chỉ dùng một thuốc thử duy nhất là dung dịch HCl thì nhận biết được tối đa bao nhiêu ống nghiệm?
A. 5 B. 6
C. 3 D. 4
Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (ở đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là
A. 16,5 gam. B. 14,3 gam. C. 8,9 gam. D. 15,7 gam.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến