Cho 13,8 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8 tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 45,9 gam kết tủa. X có bao nhiêu đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất trên?
A. 2. B. 5. C. 4. D. 6.
C7H8 + xAgNO3 + xNH3 —> C7H8-xAgx + xNH4NO3
nX = 0,15 —> n↓ = 0,15
M↓ = 306
—> 92 + 107x = 306
—> x = 2
—> X có 2 nối ba ở đầu mạch:
CH≡C-CH2-CH2-CH2-C≡CH
CH≡C-CH(CH3)-CH2-C≡CH
CH≡C-C(CH3)2-C≡CH
CH≡C-C(C2H5)-C≡CH
a ơi vậy còn vòng 3 cạnh thì sao ạ vẫn thỏa mãn chứ!
Hỗn hợp X gồm một hiđrocacbon ở thể khí và H2 (tỉ khối hơi của X so với H2 bằng 4,8). Cho X đi qua Ni đun nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được hỗn hợp Y (tỉ khối hơi của Y so với CH4 bằng 1). CTPT của hiđrocacbon là
A. C2H2 B. C3H6 C. C3H4 D. C2H4
Trong một bình kín chứa 0,35 mol C2H2; 0,65 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 8. Sục X vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đến phản ứng hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y và 24 gam kết tủa. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa đủ với bao nhiêu mol Br2 trong dung dịch?
A. 0,20 mol. B. 0,25 mol.
C. 0,10 mol. D. 0,15 mol.
Một bình kín chỉ chứa các chất sau: axetilen (0,5 mol), vinylaxetilen (0,4 mol), hiđro (0,65 mol) và một ít bột niken. Nung nóng bình một thời gian, thu được hỗn hợp khí X có tỉ khối so với H2 bằng 19,5. Khí X phản ứng vừa đủ với 0,7 mol AgNO3 trong dung dịch NH3, thu được m gam kết tủa và 10,08 lít hỗn hợp khí Y (đktc). Khí Y phản ứng tối đa với 0,55 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 92,0. B. 91,8. C. 75,9. D. 76,1.
Hỗn hợp M gồm một anken và hai amin no, đơn chức, mạch hở X và Y là đồng đẳng kế tiếp (MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn một lượng M cần dùng 4,536 lít O2 (đktc) thu được H2O, N2 và 2,24 lít CO2 (đktc). Chất Y là
A. etylamin. B. propylamin.
C. butylamin. D. etylmetylamin.
Trộn 30 ml dung dịch có chứa 2,22 gam CaCl2 với 70 ml dung dịch có chứa 1,7 gam AgNO3 a. Hãy cho biết hiện tượng quan sát được và viết PTHH xảy ra? b. Tính khối lượng kết tủa sinh ra? c. Tính nồng độ mol/lít của chất còn lại trong dung dịch sau phản ứng? Biết rằng thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
Hỗn hợp X gồm amin không no (có một liên kết C=C), đơn chức mạch hở Y và ankin Z. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol X sinh ra N2, 0,37 mol CO2 và 0,34 mol H2O. Cho toàn bộ lượng X trên vào dung dịch chứa AgNO3 dư thì lượng kết tủa (gam) thu được gần nhất với:
A. 17 B. 12 C. 15 D. 10
Trình bày cách nhận biết và viết phương trình phản ứng (nếu có)
a) 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu KCl, Ba(OH)2, KOH và K2SO4.
b) 4 chất rắn KNO3, KCl, K2SO4, K2CO3.
c) 4 dung dịch H2SO4, K2SO4, KNO3, KCl.
d) 4 dung dịch Na2SO4, Na2CO3, HCl, Ba(NO3)2 chỉ được dùng 1 kim loại.
Tính nồng độ mol/l của HNO3 và KOH, biết rằng:
+ 20 ml dung dịch HNO3 được trung hòa hết bởi 60 ml dung dịch KOH.
+ 20 ml dung dịch HNO3 sau khi tác dụng hết với 2 gam CuO thì được trung hòa hết bởi 10 ml dung dịch KOH.
Một hợp chất ion cấu tạo từ ion M2+ và ion X-. Tổng số gạt p, n, e trong phân tử MX2 là 186 hạt, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 54 hạt. Số khối của ion M2+ nhiều hơn nhiều hơn trong X- là 21 hạt. Tổng số hạt p, n, e trong M2+ nhiều hơn trong X- là 27 hạt. Xác định vị trí của M, X trong bảng tuần hoàn.
Cho 24 gam một muối tan tốt trong H2O tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 17,1 gam một bazo tan. Sau phản ứng kết thúc thu được 23,3 gam kết tủa của một muối sunfat. Xác định công thức hóa học của các muối trên.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến