Vd : bài thơ ''Tiếng gà trưa ''
Tác giả : Xuân Quỳnh ( 1942-1988) ,quê ở làng La Khê, ven thị xã Hà Đông,tỉnh Hà Đông ( nay thuộc Hà Nội)
* Các từ ngữ và các biện pháp tu từ thường được sử dụng trong thơ trữ tình là :
- Các từ ngữ thường được dùng : thương ,yêu, hận ,thù ,ghét ,mến,...v,v nói chung các từ ngữ dùng để biểu cảm đều thường hay được sử dụng trong thơ trữ tình .
+Biểu cảm là: sự biểu lộ,thể hiện tình cảm,tư tưởng tình cảm của con người nhờ ngôn ngữ hay một số phương tiện khác,...
* Các biện pháp tu từ thường được dùng trong thơ trữ tình là: 1.SO SÁNH
-Khái niệm biện pháp so sánh: so sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật,sự việc mà giữa chúng có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn.
+Vd : A là B: Người ta là hoa đất ( tục ngữ).
+Vd : B như A hoặc A như B: '' Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng''( Xuân Quỳnh - tiếng gà trưa).
+ Trong đó có
-A là sự vật sự việc được so sánh -thì- B là sự việc dùng để so sánh
''là'', '' như'',''bao nhiêu ... bấy nhiêu'' là từ ngữ được so sánh, cũng có khi bị ẩn bớt đii
* Có 4 kiểu so sánh cơ bản :
- So sánh ngang bằng : -vd :'Người là cha, là bác ,là anh
Qủa tim lớn của trăm dòng máu nhỏ''
-So sánh không ngang bằng: - vd: ''Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi''( Bầm ơi-Tố hữu)
-So sánh phân loại theo đối tượng: -vd : so sánh các đối tượng cùng loại : ''cô em hiền như Tấm''
-so sánh đối tượng khác loại : ''Cô ấy dễ thương như mèo con''
- So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng : ''Công cha như núi THÁI SƠN
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra''(CA DAO)
2. ẩn dụ: là tên gọi sự vật , hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn
*Có 2 kiểu thường gặp là :
+Ẩn dụ hình tượng : '' Ngày ngày mặt trời đi trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ( Viễn Phương )
+Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:'' Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng''(Trần Đăng Khoa)
3. nhân hoá: là dùng để gọi hoặc tả vật hay cây cối ,đồ vật ,...bằng những từ ngữ vốn dùng để gọi ,tả con người ,làm cho thế giới loài vật , cây cối ,đồ vật ..trở nên gần gũi hơn với con người , biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người , biểu thị được những suy nghĩ , tình cảm con người .
*có ba kiểu thường gặp là :
+Dùng những từ vốn để gọi người để gọi vật:
Vd:'' -Từ đó ,lão Miệng , cô Mắt , cậu Chân , cậu Tay ,lại sống thân mật với nhau , mỗi người một việc không ai tị ai cả'' .( Chân ,Tay , Mắt , Miệng)
+Dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động ,tính chất của con người để chỉ hoạt động ,tính chất của vật : '' Gậy tre ,chông tre chống lại sắt thép của quân thù .TRe xung phong vào xe tăng đại bác ,tre giữ làng ,giữ nước ,giữ mái nhà tranh , giữ đồng lúa chín .''( Thép Mới)
+ Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người:
'' Trâu ơi, ta bảo trâu này ,
Trâu ra ngoài ruộng , trâu cày với ta .''(Ca dao )
* lưu ý; Phân biệt ẩn dụ tu từ và ẩn dụ từ vựng :
Ẩn dụ tu từ: -có tính lâm thời cụ thể, tính cá thể, phải đặt mik trong từng hoàn cảnh để khám phá ý nghĩa . vd : '' Lặn lội thân cò khi quãng vắng'' [Thương vợ- Tú Xương]
Ẩn dự từ vựng : - cách nói thông thường quen thuộc , phổ biến, ko có/ ít giá trị tu từ ( tay bí , tay bầu , mũi đất , tay ghế,..)
4.Hoán dụ: là tên gọi sự vật , hiện tượng ,khái niệm bằng tên của một sự vật , hiện tượng,khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó tăng sức gợi hình gợi cảm cho lời văn
*Có 4 kiểu hoán dụ thường gặp :
+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:
-'' Bàn tay làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm( HOÀNG TRUNG THÔNG)
+Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng :
-'' Vì sao trái đất lặng ân tình ,
Nhắc mãi tên người HỒ CHÍ MINH?''( tố hữu)
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:
'' Aó chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau nói biết nói gì hôm nay ''(tố hữu)
+Lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng :
''Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao ''( ca dao)
..,vv
***Phân tích bài thơ ''TIẾNG GÀ TRƯA'' của tác giả Xuân quỳnh**
a)TRONG CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI CHIẾN SĨ:
-Hoàn cảnh: Trên đường hành quân ,buổi trưa ,bên xóm nhỏ
-Nghe: +xao động nắng trưa (nhớ , xao động)
+Bàn chân đỡ mỏi(Xua tan mệt mỏi)
+ Gọi về tuổi thơ (đánh thức kỉ niệm tuổi thơ )
-----> Điệp ngữ ,chuyển đổi cảm giác ⇒tiếng gà trưa gần gũi ,quen thuộc , gợi nên niềm vui ,cảm xúc và cuộc sống thanh bình
b)TIẾNG GÀ TRƯA GỌI VỀ NHỮNG KỈ NIỆM TUỔI THƠ.
-Nhớ : +Ổ rơm hồng những trứng
+gà mái mơ, mái vàng
+xem trộm gà đẻ
+mặc đồ mới trong ngày tết
→Những kỉ niệm tuổi thơ trong sáng
-Hình ảnh về bà:
+có tiếng bà vẫn mắng
+tay bà khum soi trứng
+dành từng quả chắt chiu
+bà lo đàn gà toi
+mong trời đừng sương muối
+để cuối năm bán gà
cháu đc quần áo mới ''
→sử dụng các động từ tính từ , gợi tả⇒tần tảo ,chắt chiu ,dành trọn yêu thương cho cháu
⇒Tình cảm vô cùng thắm thiết vô cùng sâu nặng và thắm thiết
c)Tiếng gà trưa dã bược hành quân:
CHiến đấu vì : -Tổ quốc
+xóm làng
+bà
+tiếng gà →điệp từ ⇒MỤC ĐÍCH và lí do chiến đấu cao quý ,ý nghĩa và tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình cảm tình yêu quê hương đất nước
* các biện pháp được sử dụng trong bài thơ là :điệp ngữ , tính từ , động từ ,tính từ,