ad cho em hỏi nếu nồng độ H+ mà lớn hơn 1 thì công thức tính pH = -lg[H+] còn đúng không ạ và nếu sai thì ta dùng công thức nào để tính ạ???
Công thức thì chỉ có một thôi nên nồng độ như nào cũng áp dụng được, pH âm hay lớn hơn 14 cũng là bình thường.
Tuy nhiên khi mở rộng hơn thì nồng độ quá cao sẽ khiến cho một phần H+ không hoạt động, khi đó sẽ thay nồng độ bằng hoạt độ.
Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và valin tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được (m + 9,125) gam muối. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được (m + 7,7) gam muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 26,40. B. 39,60. C. 32,25. D. 33,75.
Cho 3,28 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch chứa a mol Cu(NO3)2, sau một thời gian thu được dung dịch Y và 3,72 gam chất rắn Z. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch naOh, kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi còn lại 1,6 gam chất rắn khan. Giá trị a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A.0,028. B. 0,029. C. 0,027. D. 0,026.
Trung hòa 10,4 gam axit cacboxylic X bằng dung dịch NaOH, thu được 14,8 gam muối. Công thức của X là
A. C3H7COOH. B. HOOC-CH2-COOH. C. HOOC-COOH. D. C2H5COOH.
Hỗn hợp X gồm hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hoàn toàn 4,02 gam X, thu được 2,34 gam H2O. Mặt khác 10,05 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được 12,8 gam muối. Công thức của hai axit là
A. CH3COOH và C2H5COOH. B. C2H5COOH và C3H7COOH. C. C3H5COOH và C4H7COOH. D. C2H3COOH và C3H5COOH.
cho 36,9 gam hỗn hợp X gồm pheny axetat, metyl bezoat, benzyl famat, etyl phenyl oxalat vào naoh dư đun nóng có 0,4 mol Naoh phản ứng thu được m gam muối và 10.9 gam hỗn hơp Y gồm các ancol. cho toàn bộ Y tác dụng với Na dư, thu được 2,24 lít khí H2 tính giá trị của m
Chia hỗn hợp gồm hai ancol đơn chức X và Y (phân tử khối của X nhỏ hơn của Y) là đồng đẳng kế tiếp thành hai phần bằng nhau:
– Đốt cháy hoàn toàn phần 1 thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 6,3 gam H2O.
– Đun nóng phần 2 với H2SO4 đặc ở 140oC tạo thành 1,25 gam hỗn hợp ba ete. Hoá hơi hoàn toàn hỗn hợp ba ete trên, thu được thể tích hơi bằng thể tích của 0,42 gam N2 (trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Hiệu suất phản ứng tạo ete của X, Y lần lượt là
A. 20% và 40%. B. 40% và 20%. C. 25% và 35%. D. 30% và 30%.
Hoá hơi 15,52 gam hỗn hợp gồm một axit no đơn chức X và một axit no đa chức Y (số mol X lớn hơn số mol Y), thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 5,6 gam N2 (đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Nếu đốt cháy toàn bộ hỗn hợp hai axit trên thì thu được 10,752 lít CO2 (đktc). Công thức cấu tạo của X, Y lần lượt là
A. CH3 -COOH và HOOC- CH2 -COOH. B. H-COOH và HOOC-COOH.
C. CH3-COOH và HOOC- CH2 CH2-COOH. D. CH3CH2-COOH và HOOC-COOH
Hóa hơi 8,64 gam hỗn hợp gồm một axit no, đơn chức, mạch hở X và một axit no, đa chức Y (có mạch cacbon hở, không phân nhánh) thu được một thể tích hơi bằng thể tích của 2,8 gam N2 (đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Đốt cháy hoàn toàn 8,64 gam hỗn hợp hai axit trên thu được 11,44 gam CO2. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là
A. 72,22%. B. 65,15%. C. 27,78%. D. 35,25%.
Hỗn hợp X gồm axit fomic, axit acrylic, axit oxalic và axit axetic. Cho m gam X phản ứng hết với dung dịch NaHCO3 thu được 1,344 lít CO2 (đktc). Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 2,016 lít O2 (đktc), thu được 4,84 gam CO2 và a gam H2O. Giá trị của a là
A. 1,62. B. 1,80. C. 3,60. D. 1,44.
X, Y (MX < MY) là hai peptit, mạch hở đều được tạo bởi glyxin, alanin và valin, Z là một este đa chức, mạch hở, không no chứa một liên kết C=C. Đun 20,78 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được 1,36 gam hỗn hợp ancol F và 28,52 g muối khan T. Đốt cháy hoàn toàn T thu được 13,25 g Na2CO3. Đốt cháy hết 20,78 g E cần vừa đủ 1,14 mol O2. Biết X, Y, Z có cùng số nguyên tử cacbon. Phần trăm về khối lượng của ancol có phân tử khối lớn nhất trong F gần nhất với:
A. 46%. B. 40%. C. 52%. D. 43%.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến