Thủy phân 0,15 mol peptit X, thu được hỗn hợp gồm 0,04 mol Gly-Gly-Ala; 0,06 mol Gly-Ala-Ala; 0,02 mol Ala-Ala; 0,04 mol Gly-Gly; 0,08 mol Gly và 0,10 mol Ala. Phân tử khối của X là.
A. 331 B. 274 C. 260 D. 288
nGly = 0,04.2 + 0,06 + 0,04.2 + 0,08 = 0,3
—> Số Gly = nGly/nX = 2
nAla = 0,04 + 0,06.2 + 0,02.2 + 0,1 = 0,3
—> Số Ala = nAla/nX = 2
—> X là (Gly)2(Ala)2
—> MX = 274
Hỗn hợp X gồm hai ancol no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Oxi hoá hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X có khối lượng m gam bằng CuO ở nhiệt độ thích hợp, thu được hỗn hợp sản phẩm hữu cơ Y. Cho Y tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Giá trị của m là
A. 15,3. B. 13,5. C. 8,1. D. 8,5.
Trong một bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp X gồm 0,07 mol CH≡CH; 0,05 mol CH≡C–CH=CH2; 0,1 mol H2 và một ít bột Ni. Nung nóng bình để thực hiện phản ứng thu được hỗn hợp Y gồm 7 hiđrocacbon có tỉ khối hơi đối với H2 là 19,25. Bằng phương pháp thích hợp tách lượng hỗn hợp Y thu được m gam hỗn hợp Y1 (gồm CH≡CH và CH≡C–CH=CH2) và 1,568 lít hỗn hợp khí Y2 (đktc) gồm 5 hiđrocacbon. Biết toàn bộ lượng hỗn hợp Y2 tách được có khả năng phản ứng với tối đa 600 ml dung dịch Br2 0,1M. Tìm giá trị của m.
Cho 0,5 mol hỗn hợp E chứa 2 este đều đơn chức, mạch hở tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng thu được 64,8 gam Ag. Mặt khác đun nóng 37,92 gam hỗn hợp E trên với 320 ml dung dịch NaOH 2M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần rắn T và 20,64 gam hỗn hợp chứa 2 ancol no trong đó oxi chiếm 31% về khối lượng. Đốt cháy hết phần rắn T thu được x mol CO2, y mol H2O và Na2CO3. Tỉ lệ x : y là
A. 17 : 9 B. 7 : 6 C. 14 : 9 D. 4 : 3
Đun nóng 22,8 gam X gồm 3 este đều mạch hở có cùng số mol với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được một ancol Y duy nhất và hỗn hợp Z gồm ba muối. Đốt cháy toàn bộ Z cần dùng 0,36 mol O2, thu được 19,08 gam Na2CO3 và 0,6 mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của muối có khối lượng phân tử lớn nhất là:
A. 22,02% B. 25,23% C. 14,68% D. 16,82%
Cho 38,15 gam hỗn hợp chất rắn X gồm: Al; Fe(NO3)2; Zn; MgO (2x mol); Fe (4x mol); Fe2O3 (x mol) tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa H2SO4 và KNO3 (tỉ lệ mol 16 : 3) thu được dung dịch Y chỉ chứa các muối trung hòa có khối lượng là 111,5 gam và 4,704 lít hỗn hợp khí Z (gồm NO, NO2 và 0,01 mol H2) có tỉ khối so với H2 là 389/21. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH. Lượng kết tủa cực đại có khối lượng 51,75 gam. Mặt khác cho Y tác dụng với AgNO3 dư được 27 gam kết tủa (bỏ qua Ag2SO4). Phần trăm khối lượng Al trong hỗn hợp X gần với giá trị nào sau đây nhất?
A. 10,05% B. 10,15% C. 11,20% D. 11,35%
Hỗn hợp E gồm peptit X mạch hở (cấu tạo từ Gly, Ala) và este Y (được tạo ra từ phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic no đơn chức và metanol). Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 15,68 lít O2 (đktc). Mặt khác thủy phân m gam E trong dung dịch NaOH vừa đủ thu được 24,2 gam hỗn hợp muối (trong đó số mol muối natri của Gly lớn hớn số mol muối natri của Ala). Đốt cháy hoàn toàn khối lượng muối trên cần 20 gam O2 thu được H2O, Na2CO3, N2 và 18,7 gam CO2. Tỉ lệ số mol Gly : Ala trong X là:
A. 3:1. B. 3:2. C. 2:1. D. 4:1.
Cho hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no và có 1 nối đôi C=C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp E thì thu được 0,43 mol khí CO2 và 0,32 mol hơi nước. Mặt khác, khi thủy phân hoàn toàn 46,6 gam E bằng lượng NaOH vừa đủ rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 55,2 gam muối khan và phần hơi có chứa chất hữu cơ Z. Biết tỷ khối của Z so với H2 là 16. Phần trăm khối lượng Y trong E gần nhất với
A. 46,5% B. 48% C. 43,5% D. 41,5%
Cho hỗn hợp M gồm anđehit X (no, đơn chức, mạch hở) và hiđrocacbon Y, có tổng số mol là 0,2 (số mol của X nhỏ hơn của Y). Đốt cháy hoàn toàn M, thu được 8,96 lít khí CO2 (đktc) và 7,2 gam H2O. Hiđrocacbon Y là
A. CH4. B. C2H2. C. C3H6. D. C2H4.
X, Y là 2 axit cacboxylic đều hai chức (trong đó X no, Y có 1 liên kết C=C); Z là este thuần chức tạo bởi X, Y và ancol no T. Đốt cháy 21,58 hỗn hợp E chứa X, Y, Z (số mol của Y gấp 2 lần số mol Z) cần dùng vừa đủ 0,275 mol O2. Mặt khác đun nóng 21,58 gam E với 440ml dd NaOH 1M (vừa đủ) thu được một ancol T duy nhất và hỗn hợp F gồm a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình đựng Na tăng 1,76 gam và thấy có 0,672 lít (đktc) khí thoát ra. Tỉ lệ a : b gần nhất với
A. 3,9. B. 3,7. C. 3,6. D. 3,8.
Cho m gam hỗn hợp X gồm hai rượu (ancol) no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng tác dụng với CuO (dư) nung nóng, thu được một hỗn hợp rắn Z và một hỗn hợp hơi Y (có tỉ khối hơi so với H2 là 13,75). Cho toàn bộ Y phản ứng với một lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 đun nóng, sinh ra 64,8 gam Ag. Giá trị của m là
A. 7,8. B. 8,8. C. 7,4. D. 9,2.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến