Sục từ từ khí CO2 đến dư vào dung dịch gồm a mol NaOH và b mol Ca(OH)2. Sự phụ thuộc của số mol kết tủa CaCO3 vào số mol CO2 được biểu diễn theo đồ thị sau:
Tỉ lệ a : b tương ứng là
A. 4 : 5. B. 2 : 3. C. 5 : 4. D. 4 : 3.
nCa(OH)2 = b = nCaCO3 max = 0,25
Khi kết tủa bị hòa tan hoàn toàn thì dung dịch chứa NaHCO3 (a) và Ca(HCO3)2 (b)
—> nCO2 = a + 2b = 0,7
—> a = 0,2
Vậy a : b = 4 : 5
Ancol etylic được điều chế bằng cách lên men tinh bột theo sơ đồ:
(C6H10O5)n → C6H12O6 → C2H5OH
Để điều chế 10 lít ancol etylic 46o cần m kg gạo (chứa 75% tinh bột, còn lại là tạp chất trơ). Biết hiệu suất của cả quá trình là 80% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml. Giá trị của m là
A. 3,600. B. 6,912. C. 10,800. D. 8,100.
Cho m gam bột sắt vào dung dịch HNO3, sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được 2,24 lít khí NO(sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đktc) và 2,4 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 8,0. B. 10,8. C. 8,4. D. 5,6.
Hỗn hợp E gồm ba amin no, đơn chức. Đốt cháy hoàn toàn m gam E bằng O2, thu được CO2, H2O và 0,672 lít khí N2 (đktc). Mặt khác, để tác dụng với m gam E cần vừa đủ V ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của V là
A. 45. B. 60. C. 15. D. 30.
Cho 1 mol triglixerit X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được 1 mol glixerol, 1 mol natri panmitat và 2 mol natri oleat. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Phân tử X có 5 liên kết π.
B. Có 2 đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất của X.
C. Công thức phân tử chất X là C52H96O6.
D. 1 mol X làm mất màu tối đa 2 mol Br2 trong dung dịch.
Cho 58,2 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe3O4 và Cu tác dụng với dung dịch HNO3 35%, sau phản úng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y chỉ chứa 186,5 gam muối và hỗn hợp khí Z. Cho dung dịch chứa 95 gam NaOH vào Y lọc bỏ kết tủa, đem phần nước lọc cô cạn rồi nung nóng đến khối lượng không đổi thu được 160,25 gam chất rắn T. Thành phần phần trăm khối lượng oxi trong X là
A. 26,36% B. 17,42% C. 19,24% D. 23,24%
Hỗn hợp X chứa 2 este đều đơn chức (chứa 1 loại nhóm chức). Đun nóng 0,15 mol X cần 180 ml dung dịch NaOH 1M. Chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được ancol etylic và 14,1 gam hỗn hợp Y gồm 3 muối. Phần trăm este có phân tử khối lớn hơn?
A. 84,72% B. 23,63% C. 31,48% D. 32,85%
X là amino axit no, mạch hở, trong phân tử có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2. Y là một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở. Cho hỗn hỗn hợp A gồm tripeptit Z (Z chứa một gốc Ala và hai gốc X) và Y tác dụng vừa đủ ới dung dịch chứa 18 gamNaOH, thu được m gam muối B. Đốt cháy hoàn toàn lượng hỗn hợp B cần 25,2 lít khí O2 (đktc), thu được N2, Na2CO3 và 50,75 gam hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong B là
Hòa tan hết 12,48 gam hỗn hợp gồm Fe và các oxit sắt trong 1,48 lít dung dịch HNO3 0,5M (dư), thu được 1,792 lít NO (đktc) và dung dịch Y. Dung dịch Y hòa tan tối đa x gam Cu. Biết khí NO là sản phẩm khử duy nhất của các quá trình và các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là
A. 8,64 gam B. 15,84 gam C. 10,08 gam D. 2,88 gam
Câu hỏi của em đã bị trôi dạt ở đâu rồi.làm cách nào để lâý lại đây
Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp E gồm 3 peptit mạch hở X, Y, Z cần dùng vừa đủ 700 ml NaOH 2M. sau phản ứng thu được dung dịch chứa hỗn hợp T chỉ gồm các muối của gly, ala và val (trong đó số muối của ala chiếm 55,639% về khối lượng). Mặt khác đốt hoàn toàn 55,4 gam E bằng O2 vừa đủ rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình đựng dd Ca(OH)2 thấy bình tăng 136,8 gam. Phần trăm khối lượng muối của valin trong hỗn hợp T gần nhất với giá trị nào?
A. 27% B. 26% C. 28% D. 25%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến