Cho 12,9 gam hỗn hợp Al và Mg phản ứng với 100 ml dung dịch hỗn hợp 2 axit HNO3 4M và H2SO4 7M (đậm dặc) thu đuợc 0,1 mol mỗi khí SO2, NO, N2O. Số gam muối thu được sau khi khô cạn dung dịch là
A. 76,7 B. 65,6 C. 78,9 D. 57,5
Nhận xét: nH+ = 1,8 = 4nSO2 + 4nNO + 10nN2O —> Các axit đã phản ứng vừa hết.
Bảo toàn S —> nSO42- = 0,7 – nSO2 = 0,6
Bảo toàn N —> nNO3- = 0,4 – 0,1 – 0,1.2 = 0,1
m muối = m kim loại + mSO42- + mNO3- = 76,7 gam
Thủy phân hoàn toàn m gam tetrapeptit X mạch hở thu được hỗn hợp Y gồm 2 amino axit (no, phân tử chứa 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2) là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đủ 4,5 mol không khí (chứa 20% O2 về thể tích, còn lại là N2) thu được CO2, H2O và 82,88 lít khí N2 (ở đktc). Số công thức cấu tạo thỏa mãn của X là
A. 8. B. 4. C. 12. D. 6.
Tripeptit mạch hở X được tạo nên từ một aminoaxit A (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH). Thủy phân hoàn toàn m gam X trong 120 ml dung dịch NaOH 2M, rồi cô cạn thu được hỗn hợp rắn Y có khối lượng 16,44 gam gồm hai chất có cùng số mol. Đốt cháy hoàn toàn m gam X sẽ thuđược tổng khối lượng CO2 và H2O là
A. 9,24 B. 14,52 C. 10,98 D. 21,96
Hỗn hợp X gồm các peptit mạch hở và các amino axit (các amino axit tự do và amino axit tạo peptit đều có dạng H2N-CnH2n-COOH). Thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch NaOH, đun nóng, thấy có 1,0 mol NaOH đã phản ứng và sau phản ứng thu được 118 gam hỗn hợp muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X bằng oxi, sau đó cho sản phẩm cháy hấp thụ hết bởi nước vôi trong dư, thu được kết tủa và khối lượng dung dịch vôi trong giảm 137,5 gam. Giá trị của m là:
A. 82,5. B. 74,8. C. 78,0. D. 81,6.
hỗn hợp khí X gồm ch4 c2h4 c3h4 đốt cháy hoàn toàn v lít hỗn hợp X ĐKTC sau phản ứng thu được co2 vá 12,6 gam h20 tính v
Khi thủy phân hoàn toàn một peptit mạch hở X (M= 346) thu được hỗn hợp 3 amino axit là glyxin, alanin và axit glutamic. Cho 43,25 gam peptit X tác dụng với 600 ml dung dịch HCl 1M thu đuợc dung dịch Y. Để tác dụng hết với các chất trong Y dùng vừa đủ dung dịch chứa KOH thu được dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được x gam muối. Giá trị của x là
A. 118,450 gam. B. 118,575 gam. C. 70,675 gam. D. 119,075 gam
Hỗn hợp E gồm 3 chuỗi peptit X, Y, Z đều mạch hở (được cấu tạo từ các mắt xích Glyxin và Lysin) có số mắt xích không nhỏ hơn 2. Chia hỗn hợp làm hai phần không bằng nhau, phần một có khối lượng 14,88 gam đem thủy phân hoàn toàn trong dung dịch KOH 1M dư, thấy dùng hết 180 ml, sau phản ứng thu được hỗn hợp muối F chứa a mol muối glyxin và b mol muối lysin. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn phần còn lại thu được tỉ lệ thể tích giữa khí cacbonic và hơi nước thu được là 1. Tỉ lệ a/b gần nhất với:
A. 2,67 B. 3,20 C. 2,70 D. 3,33
Hỗn hợp E gồm hai axit cacboxylic X và Y đơn chức và este tạo từ ancol Z no, hai chức, mạch hở với X và Y, trong đó số mol X bằng số mol của Z (X, Y có cùng số nguyên tử hiđro, trong đó X no, mạch hở và Y mạch hở, chứa 1 liên kết C=C). Đốt cháy hoàn toàn m gam E, thu được 0,3 mol CO2 và 0,22 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn m gam E trong dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được a gam muối và 1,24 gam ancol Z. Giá trị của a là:
A. 9,54. B. 8,24. C. 9,16. D. 8,92.
Lấy 2 mẫu Al và Mg đều nặng m gam cho tác dụng với dung dịch HNO3 dư, để phản ứng xẩy ra hoàn toàn.
– Với mẫu Al: thu được 1,344 lít khí X và dung dịch chứa 52,32 gam muối
– Với mẫu Mg: Thu được 0,672 lít khí X và dung dịch chứa 42,36 gam muối
Biết X là khí nguyên chất, các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Xác định m?
A. 5,508 gam B. 6,480 gam C. 5,832 gam D. 6,156 gam
X, Y là hai axit cacboxylic đều hai chức, mạch hở thuộc cùng dãy đồng đẳng kế tiếp; Z và T là hai este thuần chức hơn kém nhau 14 đvC, đồng thời Y và Z là đồng phân của nhau (MX < MY < MT). Đốt cháy 17,28 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 10,752 lít O2 (đktc). Mặt khác đun nóng 17,28 gam E cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được 4,2 gam hỗn hợp gồm 3 ancol có cùng số mol. Số mol của X trong E là.
A. 0,06 mol B. 0,04 mol C. 0,05 mol D. 0,03 mol
Nung nóng 46,6 gam hỗn hợp gồm Al và Cr2O3 (trong điều kiện không có không khí) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Chia hỗn hợp thu được sau phản ứng thành hai phần bằng nhau. Phần một phản ứng vừa đủ với 300 ml dung dịch NaOH 1M (loãng). Để hòa tan hết phần hai cần vừa đủ dung dịch chứa a mol HCl. Giá trị của a là
A. 0,5 B. 1,3 C. 1,5 D. 0,9
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến