Dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu tác giả: Thanh Hải thường viết về thien nhiên và lòng yêu cuộc sống. Thơ ông bình dị, nhẹ nhàng nhưng đậm chất triết lí về cuộc đời thể hiện tình yêu cuộc sống tha thiết
- Giới thiệu tác phẩm
+ Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” thể hiện niềm yêu cuộc đời, đất nước thiết tha và ước nguyện của tác giả.
- Đoạn thơ được trích là khổ 3, 4, 5 của tác phẩm
2. Thân bài
* hoàn cảnh sáng tác: được viết vào tháng 11/1980, không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời
*. Khổ 3
- Chỉ với bốn câu thơ mà tác giả đã khái quát được cả hành trình của đất nước trong bốn ngàn năm lịch sử. Đất nước ta để có được như ngày hôm nay đã phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ, bao nhiêu là hi sinh, mất mát.
- biện pháp so sánh đất nước như vì sao tỏa sáng chói lọi trên bầu trời. Sao là vẻ đẹp vĩnh hằng vượt qua mọi không gian và thời gian. Đất nước ta cũng sẽ tỏa sáng rực rỡ trong tương lai.
- Ba chữ “cứ đi lên...” làm toát lên ý chí mạnh mẽ, sáng chói niềm tin.
->Qua đó bộc lộ niềm tự hào về một đất nước Việt Nam anh hùng và giàu đẹp. Đất nước ta mãi trường tồn với thời gian.
* Ước nguyện của nhà thơ: Khổ 4, 5
- Nhà thơ bộc lộ chân thành và thiết tha khát khao cống hiến giản dị, chân thành cho cuộc đời:
+ “con chim hót”: góp tiếng hót cho cuộc đời
+ “nhành hoa”: góp chút sắc hương cho cuộc sống
+ “nốt trầm”: cho sự hoàn thiện của bản nhạc cuộc sống
+ Tất cả những khát khao của tác giả chỉ là “một”: khát khao mong ước giản dị nhưng ý nghĩa
-> Điệp ngữ ta làm như một lời khẳng định: Nó không chỉ là lời tâm niệm thiết tha, chân thành của nhà thơ mà còn là khát vọng của nhiều người. Đó chính là ước nguyện hóa thân vô cùng cháy bỏng, nhưng âm thầm lặng lẽ dâng hiến cho đời.
- Thanh Hải đúc kết tất cả những mong ước của mình thành “Một mùa xuân nho nhỏ - Lặng lẽ dâng cho đời”
+ “Mùa xuân nho nhỏ" mang nghĩa ẩn dụ cho khao khát cống hiến phần tươi đẹp nhất của mình cho cuộc đời chung
+ Từ láy “lặng lẽ” thể hiện sự cống hiến thầm lặng lẽ
-> cách nói chân thành, giản dị, khiêm tốn, là cách sống cao đẹp
- Điệp từ “dù”+ Hoán dụ “tuổi hai mươi”, “khi tóc bạc” làm cho người đọc không chỉ xúc động trước một giọng thơ ấm áp mà còn xúc động trước lời tâm sự thiết tha của một con người đã từng trải qua hai cuộc kháng chiến, đã cống hiến trọn cuộc đời và sự nghiệp cho cách mạng vẫn thiết tha được sống có ích cho cuộc đời chung.
*. Nghệ thuật đặc sắc
Chỉ ba khổ thơ nhưng đã thể hiện nghệ thuật đặc sắc của tác giả:
- Hình ảnh tự nhiên, giản dị
- Giọng điệu bài thơ nhẹ nhàng phù hợp với cảm xúc của tác giả
- Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ
3,Tổng kết