Trong bài thơ Viếng lăng Bác, nhà thơ Viễn Phương đã có những câu thơ vô cùng xúc động và đong đầy tình cảm khi vào trong lăng và trước khi rời lăng. Thật vậy, đó là hai khổ thơ 3 và 4 trong bài:
"Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim!
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm cả n chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu trốn này"
Câu thơ "Bác nằm trong giấc ngủ bình yên" gợi ra một khung cảnh bình yên mà vị lãnh tụ vĩ đại kính yêu của dân tộc đã đi sâu vào giấc ngủ vĩnh hằng cùng trời đất. Cách nói giảm nói tránh của tác giả giúp cho người đọc cảm nhận được sự bình yên và bất tử cùng trời đất của Bác thay vì cái chết. Bác đã mãi mãi đi vào giấc ngủ bình yên, đi vào trời đất và tư tưởng của Người vẫn luôn làm ngọn đèn soi đường chỉ lối cho phương hướng của dân tộc VN. Hình ảnh "giữa một vầng trăng sáng dịu hiền" có hai cách hiểu. Một là hình ảnh tả thực cho ánh sáng bên trong lăng, hai là tác giả muốn biểu thị sự vĩnh hằng của Bác khi Bác ra đi và vẫn luôn đồng hành cùng với trời đất, những hình tượng thiên nhiên bất diệt như "trăng". Từ "dịu hiền" là một tính từ gợi khung cảnh bình yên trong lăng và tình cảm chân thành của nhà thơ khi chứng kiến khung cảnh trong lăng. Hình ảnh "trời xanh là mãi mãi" ở câu thơ thứ 3 gợi ra sự bất tử mãi mãi của Bác cùng với thiên nhiên, vũ trụ. Khi miêu tả Bác, nhà thơ sử dụng những hình ảnh thiên nhiên bất tử như "vầng trăng, trời xanh" để nói về Người cùng với tất cả sự kính yêu, thương nhớ. Tiếp theo, câu thơ "Mà sao nghe nhói ở trong tim!" như một lời cảm thán tiếc nuối, đau lòng của nhà thơ đối với sự ra đi của Bác. Dù nhà thơ đã tự nhủ rằng Bác vẫn luôn tồn tại cùng trời đất, cùng dân tộc nhưng sự ra đi của Bác vẫn là sự mất mát vô cùng lớn đối với người dân, giống như sự ra đi của một người cha vĩ đại trong gia đình dân tộc VN vậy. Tiếp theo, khổ thơ thứ 4 đã thể hiện được những sự lưu luyến, bịn rịn của nhà thơ trước khi rời khỏi lăng. Cụm từ "thương trào nước mắt" thể hiện một nỗi buồn thương mãi mãi khôn nguôi trong lòng tác giả đối với sự ra đi của Bác và việc sắp phải xa Bác. Khi sắp phải trở về miền Nam, tâm trạng của nhà thơ như tâm trạng của 1 người con sắp phải xa cha, đau buồn vô cùng. Tiếp theo, tác giả dùng điệp ngữ "muốn làm" để thể hiện khát vọng muốn được hóa thân vào những thứ bé nhỏ để được mãi ở bên Bác. Những hình ảnh bình dị như "con chim hót, đóa hoa tỏa hương" thể hiện được sự khát khao công hiến, muốn được dâng hiến cho Bác. Chao ôi, đây là một ước mơ vô cùng bình dị mà lớn lao của tác giả. Nhưng quan trọng hơn, tác giả muốn được làm "cây tre trung hiếu". Cây tre trung hiếu dường như là hình ảnh của người dân VN với những phẩm chất bình dị, kiên cường, trung hiếu. Dường như, tác giả khao khát được hóa thân vào những thứ bình dị để được mãi mãi ở bên Bác, được Bác soi sáng cho con đường đi của dân tộc VN. Những cảm xúc của tác giả là những cảm xúc vô cùng chân thực, bình dị mà cao đẹp, đó là tâm trạng của 1 người con trước vị cha già kính yêu của dân tộc. Tóm lại, hai khổ thơ cuối chính là tâm trạng kính trọng, yêu thương và thương nhớ của một người con miền Nam lần đầu ra thăm lăng Bác đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.