Đoàn kết, tương thân tương ái là một tình cảm đặc biệt và nổi bật trong nhân sinh tương quan của mỗi con người Việt Nam xưa và nay. Đó là một trong những sợi dây gắn kết mối quan hệ giữa những con người Việt Nam cùng mang trong tim “ dòng máu lạc hồng ”. Ông cha ta cũng khẳng định điều này thông qua câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách". Câu tục ngữ đã thể hiện một bài học vô cùng sâu sắc về tình yêu thương con người, về sự sẻ chia và giúp đỡ nhau trong khó khăn, hoạn nạn.
Như chúng ta đã biết, "lá lành" là những chiếc lá còn nguyên vẹn, tươi xanh, bởi vậy khi liên hệ đến cuộc sống của con người, nó trở thành hình ảnh ẩn dụ cho những người có cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy, may mắn. "Lá rách" là những chiếc lá không còn vẹn nguyên, thậm chí đã trở nên xấu xí do tác động của thời tiết hoặc do sâu bọ gây ra. Những chiếc lá rách trở thành biểu tượng cho những con người có cuộc sống bất hạnh, thiếu thốn và kém may mắn. Trên cành cây, những chiếc lá xanh tươi, nguyên vẹn và những chiếc lá xấu xí luôn đan cài vào nhau. Cuộc sống của con người cũng vậy, bên cạnh những người có cuộc sống may mắn, đủ đầy vẫn luôn có những mảnh đời bất hạnh và kém may mắn hơn. Như vậy, câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" đã thể hiện một bài học mang tính nhân văn cao cả về mối quan hệ giữa người với người: Những con người có cuộc sống may mắn, hạnh phúc cần biết đùm bọc, sẻ chia, giúp đỡ những con người bất hạnh, khó khăn hơn mình.
Trong đời sống còn nhiều khó khăn của xã hội ta hiện nay, hơn lúc nào hết khi chúng ta là những con người may mắn thì chúng ta cần biết yêu thương, bao dung, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh , khó khăn như những bạn trẻ mồ côi, những người mắc phải căn bệnh hiếm gặp,... Những hành động đó có thể là những việc làm cao cả như cứu sống tính mạng của người khác hay cũng có thể là những hành động hết sức giản đơn như lắng nghe, sẻ chia, quan tâm, từ đó thấu hiểu, động viên, truyền thêm sức mạnh để người khác vượt qua,... Dù khác nhau ở hành động nhưng những điều đó đều hết sức cao đẹp và có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Đồng thời, ta tránh tôn thờ chủ nghĩa cá nhân, sống ích kỷ, chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân và thờ ơ, vô cảm trước những nỗi đau, bất hạnh của người khác.
Tinh thần lá lành đùm lá rách làm cho xã hội ngày một tốt đẹp hơn, góp phần xây dựng đất nước ấm no, văn minh. Không những thế mà ta còn được mọi người yêu quý, sẵn sàng giúp đỡ. Dù là quá khứ hay hiện tại, trong chiến tranh hay khi đã hòa bình, dân tộc ta đều giữ lấy tấm lòng vàng bao bọc, cưu mang đồng bào. Năm 2020, khi cơn đại dịch Virus Corona hoành hành, nhà nước ta đã mở những cuộc điều trị miễn phí, tổ chức những chuyến bay cho kiều bào trở về nước trong sự an toàn, phát lương thực, thực phẩm cho những người dân nghèo,.. cùng với đó những gđ khá giả cũng tổ chức quyên góp một số tiền không nhỏ để chống giặc virus và đã giành lại chiến thắng oanh liệt. Cuộc chiến chống giặc giữa thời bình đã một lần nữa làm chấn động năm châu, đưa Việt Nam thành một trong những nước đứng đầu về chống dịch bệnh thành công, sáng chói lên những tờ báo nước ngoài về một đất nước nhỏ bé mà giàu tình người. Riêng bản thân em, câu tục ngữ lá lành đùm lá rách cũng gợi cho em nhiều suy nghĩ. Trong trường, trong lớp em, có không ít bạn hoàn cảnh rất khó khăn, các phải bạn đi học với chiếc áo vá, với cái bụng đói, ngoài giờ học còn phải vất vả phụ cha mẹ kiến sống hoặc tự nuôi mình. Nếu em bỏ đi một món mua sắm, tiêu xài chưa cần thiết, em cũng có thể giúp cho bạn mình đỡ chút khó khăn.
Câu tục ngữ "Lá lành đùm lá rách" đã thể hiện một bài học vô cùng sâu sắc về tình yêu thương, sẻ chia, giúp đỡ, đùm bọc. Là học sinh - thế hệ mầm măng tương lai của đất nước, chúng ta cần nhận thức rõ vai trò của tình yêu thương và cần biết lắng nghe, quan tâm, đồng cảm đối với những người xung quanh như gia đình, thầy cô, bạn bè,.... để sức mạnh của tình thương lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa trong xã hội.
*Giáo viên của Thomas Edison nhận định rằng ông “quá chậm để học bất cứ thứ gì” nên mẹ ông đã quyết đinh cho ông nghỉ học và bà tự dạy con trai của mình. Không chỉ có vậy, ông đã sớm bị sa thải khỏi hai công việc đầu tiên vì “không đủ năng lực”.Vậy mà, với nỗ lực của mình, ngày nay Thomas Edison được biết đến là một trong những nhà sáng tạo vĩ đại nhất của mọi thời đại. Thành công đã mỉm cười sau hơn 10.000 lần nỗ lực để phát minh ra bóng đèn điện. Đây chính là một ví dụ tuyệt vời cho tính kiên trì thực sự.