Cho 17,9 gam hỗn hợp gồm CH3COOC2H5 và CH3COONH3CH3 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 18,0. B. 9,2. C. 16,4. D. 16,6.
nCH3COONa = nNaOH = 0,2
—> mCH3COONa = 16,4 gam
Cho m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn phản ứng vừa đủ với 8 gam hỗn hợp Y gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 bằng 20, thu được hỗn hợp Z gồm các oxit kim loại. Cho Z phản ứng hết với dung dịch HCl thu được 45,7 gam hỗn hợp muối clorua. Giá trị của m là
A. 13,4. B. 8,4. C. 10,2. D. 9,6.
Cho dãy các chất: Na, CuO, Na2CO3, Fe(NO3)3 và BaS. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl loãng, dư là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Hỗn hợp X gồm hai đieste (có tỉ lệ mol 1 : 1 và có cùng công thức phân tử C10H10O4 đều chứa vòng benzen). Khi xà phòng hóa hoàn toàn 38,8 gam X bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z, thu được m gam chất rắn gồm các hợp chất hữu cơ. Giá trị của m là
A. 37,8. B. 46,2. C. 28,6. D. 48,0.
Tiến hành thí nghiệm sau: (a) Để miếng gang trong không khí ẩm. (b) Nháng hai thanh kim loại Al và Cu (được nối với nhau bằng một dây dẫn) vào cốc đựng dung dịch H2SO4 loãng. (c) Nhúng dây Zn vào dung dịch HCl có chứa thêm ít giọt dung dịch CuSO4. (d) Cho Mg vào lượng dư dung dịch Fe2(SO4)3. (e) Cho lượng dư Mg vào dung dịch FeCl3. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra hai hiện tượng ăn mòn kim loại là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Na2CO3 vào dung dịch AlCl3. (b) Cho Ba(HCO3)2 vào lượng dư dung dịch KHSO4. (c) Cho MgCl2 vào dung dịch Na2S. (d) Cho từ từ 0,1 mol HCl vào dung dịch chứa 0,1 mol Na2CO3 và 0,05 mol NaHCO3. (e) Cho dung dịch HCl vào dung dịch chứa Fe(NO3)2. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm vừa có khí thoát ra vừa có kết tủa xuất hiện là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 5
Cho các phát biểu sau: (a) Khi hiđro hóa chất béo lỏng ta được chất béo rắn. (b) Nước ép từ cây mía có phản ứng hòa tan được Cu(OH)2. (c) Tơ poliamit kém bền trong môi trường axit và môi trường kiềm. (d) Cao su thiên nhiên là polisopren có trong mủ cây heveabrasiliensis. (e) Dung dịch lysin (Lys) không làm quỳ tím đổi màu. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 2. D. 3.
Đốt cháy hoàn toàn 44,3 gam triglixerit X cần vừa đủ 4,025 mol O2, thu được số mol CO2 nhiều hơn số mol H2O là 0,2 mol. Mặt khác, xà phòng hóa hoàn toàn 0,1 mol X bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được glixerol và m gam hỗn hợp muối của các axit béo có số nguyên tử cacbon bằng nhau trong phân tử. Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Khối lượng mol của X là 886 gam/mol.
B. Giá trị của m là 91,4.
C. Hidro hóa hoàn toàn 0,1 mol X cần lượng vừa đủ là 0,2 mol H2.
D. Có 2 công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X.
X và Y là hai este no đa chức, mạch hở. Cho 12,24 gam hỗn hợp (H) gồm X, Y tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu 7,56 gam hỗn hợp Z chứa hai ancol cùng số nguyên tử cacbon và a gam hỗn hợp T chứa hai muối. Đốt cháy hết a gam T, thu 9,01 gam Na2CO3 và tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 4,55 gam. Khối lượng (gam) của este có phân tử khối lớn hơn gần nhất với:
A. 5,4 B. 7,0 C. 5,8 D. 5,1
Cho 20,12 gam hỗn hợp X gồm Ba và Na vào nước dư thu được dung dịch Y và 4,48 lít H2 (đktc). Sục 5,6 lít CO2 (đktc) vào dung dịch Y thì khối lượng kết tủa thu được là
A. 39,4 gam. B. 63,04 gam. C. 29,55 gam. D. 23,64 gam.
Hỗn hợp X gồm các chất Fe3O4, Al2O3, CuO và MgO có cùng số mol. Dẫn khí H2 dư qua X nung nóng, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, thu được m gam muối và 3,36l H2 (đktc). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị m là
A. 43,90 B. 37,15 C. 42,475 D. 40,70
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến