Đáp án:
Giải thích các bước giải:
1) Ba loại máy cơ đơn giản đã học là: đòn bẩy; ròng rọc; mặt phẳng nghiêng
2)
Có 2 loại ròng rọc:
+ Ròng rọc cố định.
+ Ròng rọc động.
- Tác dụng:
+ Ròng rọc cố định: giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
+ Ròng rọc động: giúp làm lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
3) Chất rắn nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi ; các chất rắn khác nhau thì nở vì nhiệt khác nhau.
Chất lỏng nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi , các chất lỏng khác nhau nở ra vì nhiệt khác nhau.
Các chất khí nở ra khi nóng lên , co lại khi lạnh đi , các chất khí khác nhau nở ra vì nhiệt khác nhau
4)
Giống nhau: Các chất này nở ra khi nóng và khi lạnh thì co lại.
- Khác nhau:
+ Các chất rắn khác nhau nở ra vì nhiệt khác nhau.
+ Các chất lỏng khác nhau nở ra vì nhiệt khác nhau.
5)
Sự nóng chảy là quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
+ Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau
+ Trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi.
6)
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
+ Nhiệt độ đông đặc của các chất khác nhau thì khác nhau
+ Trong suốt thời gian đông đặc nhiệt độ của vật không thay đổi.
7)
- Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi.
Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào 4 yếu tố: nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng và tính chất của từng loại chất lỏng.
8) Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự ngưng tụ
Ví dụ:
1. Hiện tượng điểm sương: Vào ban ngày, nhiệt độ cao nên nước bay hơi vào không khí. Khi đêm đến, nhiệt độ giảm xuống, hơi nước trong không khí ngưng tụ và tạo thành những giọt nước đọng trên lá cây, ngọn cỏ.
2. Hiện tượng có các giọt nước bám vào thành ngoài của cốc nước đá.
Sự ngưng tụ chỉ xảy ra khi nhiệt độ của nó thấp hơn một nhiệt độ xác định nào đó tùy thuộc vào từng chất.
9)
Sự sôi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất lỏng.
Trong suốt thời gian sôi, nhiệt độ của chất lỏng không thay đổi
Chúc bạn học tốt - dmcphimvn