Hoà tan hết m gam Fe bằng 400 ml dung dịch HNO3 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch chứa 26,44 gam muối và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là:
A. 5,60. B. 7,84. C. 6,12. D. 12,24.
Nếu HNO3 còn dư —> Muối là Fe(NO3)3 (0,109)
—> nNO = 0,109 —> nH+ = 4nNO > 0,4: Vô lý
Vậy HNO3 phản ứng hết.
nNO = nH+/4 = 0,1 —> nNO3- (muối) = 0,3
—> mFe = m muối – mNO3- = 7,84
Cho các polime sau: amilozơ; nilon-6,6; visco; poli(vinylclorua); caosu Buna; tơ lapsan; tơ olon. Số polime tổng hợp theo phương pháp trùng hợp là
A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.
Cho sơ đồ phản ứng sau: (a) Fe + X1 → FeSO4 + X2 + H2 (b) X1 + X3 → X2 + H2O Biết rằng X1, X2, X3 là các hợp chất của natri. Chất X2 là
A. Na2SO4. B. Na2SO3. C. NaOH. D. NaHSO4.
Cho hỗn hợp X gồm 0,2 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) và 0,1 mol H2NCH2COOH (glyxin) tác dụng với 300 ml dung dịch KOH 2M thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 43,5. B. 48,3. C. 61,5. D. 51,9.
Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam hợp chất hữu cơ X (phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức), cho toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện 16 gam kết tủa trắng đồng thời khối lượng dung dịch giảm 7,16 gam. Đun nóng 34 gam X trong 500 ml dung dịch NaOH 1M thấy tạo thành chất hữu cơ Y. Phần dung dịch còn lại đem cô cạn thu được 41,6 gam chất rắn, trong đó có một muối natri của axit hữu cơ đơn chức. Chất Y phản ứng với Cu(OH)2 cho dung dịch xanh lam. Cho tỉ khối hơi của X so với khí H2 là 85 (ở cùng điều kiện). Các phản ứng hóa học đều xảy ra hoàn toàn. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. X có thể tham gia phản ứng tráng gương
B. Trong Y, oxi chiếm 56,47% theo khối lượng
C. Muối tạo thành có thể dùng để điều chế metan trong phòng thí nghiệm.
D. X cộng hợp brom theo tỉ lệ tối đa 1 : 2.
X là este no, đơn chức; Y là este đơn chức; không no chứa một liên kết đôi C=C (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 14,4 gam hỗn hợp E chứa X, Y cần dùng 14,336 lít O2 (đktc) thu được 9,36 gam nước. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn E trong môi trường axit thu được hỗn hợp chứa 2 axit cacboxylic A, B (MA < MB) và ancol Z duy nhất. Phần trăm khối lượng của oxi có trong B là
A. 41,44%. B. 37,21%. C. 56,66%. D. 68,72%.
Hỗn hợp khí A gồm CH4, C3H8, CO trong đó có 43,8% C3H8 theo thể tích. So sánh khối lượng của 1 lít khí A và 1 lít khí N2 (ở cùng một điều kiện)
Đốt cháy hoàn toàn 3,2 gam hỗn hợp X gồm metan, etilen, axetilen. Toàn bộ lượng H2O sinh ra được hấp thụ bởi 76,4 gam dung dịch H2SO4 98% sau thí nghiệm nồng độ dung dịch H2SO4 giảm xuống còn 93,59%. Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp X biết 1,12 lít khí X (đktc) tác dụng vừa đủ 10 gam brom có trong dung dịch
Cho dãy các chất: H2NCH2COOH, C2H5NH2, CH3NH2, CH3COOH. Số chất trong dãy phản ứng với HCl trong dung dịch là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Cho m gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư), kết thúc phản ứng thu được 4,48 lít khí H2 (đktc). Khối lượng của Fe trong m gam X là
A. 11,2 gam. B. 16,8 gam. C. 2,8 gam. D. 5,6 gam.
Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch có chứa m gam muối và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 18,0. B. 21,1. C. 42,2. D. 24,2.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến