Cho các chất sau: vinyl axetat, etyl axetat, metyl acrylat, triolein, tripanmitin. Tổng số các chất phản ứng được với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Các chất phản ứng được với H2:
vinyl axetat: CH3COOCH=CH2
metyl acrylat: CH2=CH-COO-CH3
triolein: (C17H33COO)3C3H5
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Cu dư vào dung dịch Fe2(SO4)3. (b) Cho Fe dư vào dung dịch NaHSO4. (c) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3. (d) Cho dung dịch KOH dư vào dung dịch NaHCO3. (e) Cho dung dịch KHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Số thí nghiệm sau khi các phản ứng hoàn toàn, dung dịch thu được có chứa 2 muối là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Cho các phát biểu sau: (1) Kim loại Na, K đều khử được nước ở điều kiện thường. (2) Để bảo quản natri, người ta ngâm chìm natri trong dầu hỏa. (3) Điện phân dung dịch CuSO4 thu được Cu ở anot. (4) Kim loại Al được điều chế bằng cách điện phân Al2O3 nóng chảy. (5) Cho Na kim loại vào dung dịch FeSO4 thu được Fe. (6) Kim loại Zn thụ động trong axit HNO3 đặc nguội. Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 6. C. 4. D. 3.
Trộn 0,4a mol chất rắn X và 0,5a mol chất rắn Y thu được chất rắn Z. Tiến hành các thí nghiệm sau: + Thí nghiệm 1: Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào m gam chất rắn Z, thu được n1 mol kết tủa. + Thí nghiệm 2: Cho dung dịch AgNO3 dư vào m gam chất rắn Z, thu được n2 mol kết tủa. + Thí nghiệm 3: Cho dung dịch NaOH dư vào m gam chất rắn Z, thu được n3 mol kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n3 < n1 < n2. Hai chất X, Y lần lượt là
A. FeCl2, FeCl3. B. BaCl2, Na3PO4.
C. CuSO4, BaCl2. D. FeCl2, AlCl3.
Cho 0,1 mol este đơn chức X phản ứng với 0,3 mol NaOH thu được dung dịch B có chứa 2 muối. Cô cạn dung dịch B thu được m gam chất rắn. Mặt khác đốt cháy hoàn toàn 42,7 gam X thu được hỗn hợp sản phẩm. Cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau phản ứng thu được 245 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 118,3 gam. X và giá trị của m là
A. HCOOC6H5 và 18,4g
B. CH3COOC6H5 và 23,8g
C. CH3COOC6H5 và 19,8g
D. HCOOC6H5 và 22,4g
Hòa tan hổn hợp gồm a(mol) Fe và b(mol) Al vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng dư thì thu được một lượng SO2 làm mất màu vừa đủ 500ml dung dịch Br2 0,3M. a) Hãy tìm Min của biểu thức A = 1/a + 1/b b) Giả sử đẳng thức A xảy ra, tính phần trăm khối lượng của từng chất trong hổn hợp ban đầu.
Cho 0,1 mol Ba vào dung dịch chứa 0,1 mol HCl và 0,1 mol CuSO4. Khối lượng kết tủa thu được là
A. 33,0 gam. B. 23,3 gam.
C. 29,7 gam. D. 28,2 gam.
Cho X, Y, Z là ba este đều no, mạch hở (MX < MY < MZ). Đun nóng hỗn hợp E chứa X, Y, Z với lượng vừa đủ dung dịch NaOH, thu được một ancol duy nhất và hỗn hợp G gồm hai muối có tỉ lệ mol 3 : 7. Dẫn toàn bộ lượng ancol trên vào bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 12,0 gam, đồng thời thu được 4,48 lít H2 (đktc). Đốt cháy toàn bộ G thu được Na2CO3, CO2 và 7,92 gam H2O. Tổng số nguyên tử trong 1 phân tử Y là
A. 20. B. 14. C. 18. D. 26.
Chất X có công thức C5H14O4N2 là muối amoni của axit cacboxylic, X phản ứng với NaOH chỉ tạo ra một muối Y (không tham gia phản ứng tráng gương) và một amin. Số công thức cấu tạo có thể có của X là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Hỗn hợp X gồm axit oleic, axit stearic và một triglixerit (trong đó tỉ lệ mol hai axit béo lần lượt là 4 : 1). Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X cần vừa đủ 2,89 mol O2 thu được 2,04 mol CO2. Mặt khác m gam hỗn hợp X làm mất màu vừa đủ 12,8 gam brom trong CCl4. Nếu cho m gam hỗn hợp X phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng (vừa đủ) thu glixerol và dung dịch chứa 2 muối. Khối lượng của triglixerit trong m gam hỗn hợp X là
A. 18,72. B. 17,72. C. 17,68. D. 17,76.
Thực hiện các thí nghiệm sau (a) Cho dung dịch Ca(OH)2 dư vào dung dịch Ba(HCO3)2. (b) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3 dư. (c) Cho 2x mol Ba vào dung dịch chứa x mol Al2(SO4)3. (d) Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp AlCl3 và CuCl2. (e) Cho từ từ dung dịch chứa 4a mol Ba(OH)2 vào dung dịch chứa 3a mol H3PO4. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa gồm 2 chất là
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến