Hỗn hợp X gồm Al và S. Nung m gam X đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư thu được 1,12 lít khí Z. Biết tỉ khối Z so với hidro là 10,6. Tìm m.
Z gồm H2S (a) và H2 (b)
nZ = a + b = 0,05
mZ = 34a + 2b = 0,05.10,6.2
—> a = 0,03; b = 0,02
Al2S3 + 6HCl —> 2AlCl3 + 3H2S
0,01……………………………….0,03
2Al + 6HCl —> 2AlCl3 + 3H2
0,04/3………………………….0,02
—> mX = mY = 1,86
Hỗn hợp X gồm ba peptit mạch hở có cùng số nguyên tử cacbon và không là đồng phân của nhau. Đun nóng m gam X cần dùng tối đa 17,6 gam NaOH trong dung dịch thu được (m + 14,72) gam hỗn hợp Y gồm ba muối của glyxin, alanin và valin. Đốt cháy hoàn toàn Y bằng lượng oxi vừa đủ, thu được Na2CO3 và 2,56 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Giá trị của m là 33,56 gam.
B. Số nguyên tử hiđro trong peptit có khối lượng phân tử lớn nhất là 14.
C. Trong peptit có khối lượng phân tử nhỏ nhất thì tỉ lệ mắt xích giữa glyxin và valin là 1 : 1.
D. Tổng số nguyên tử oxi trong ba peptit là 12.
Hỗn hợp X gồm Fe, Cu, Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3. Cho m gam X vào nước dư, khuấy đều thấy còn lại (m – 14,4) gam hỗn hợp Y gồm hai kim loại. Nếu hòa tan hoàn toàn m gam X trong dung dịch HCl, thu được dung dịch Z chỉ chứa (2m – 13,56) gam các muối clorua của kim loại và hỗn hợp T gồm hai khí, trong đó có một khí hóa nâu. Tỉ khối của T so với H2 bằng 12,2. Cho dung dịch NaOH dư vào Z, lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi, thu được 26,0 gam rắn khan. Cho các nhận định sau: (a) Giá trị của m là 29,2 gam. (b) Cho Y vào dung dịch HCl dư, thu được 2,688 lít khí H2 (đktc). (c) Tổng khối lượng các muối trong Z là 44,84 gam. (d) Dung dịch Z hòa tan tối đa 2,24 gam bột Cu. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Số nhận định đúng là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Hỗn hợp X gồm Al và S. Nung m gam X sau một thời gian thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư thu được 0,896 lít khí Z (biết tỉ khối Z so với hidro là 13) và 3,2 gam chất rắn. Tìm m.
Dẫn 2,24 lít khí H2S vào 2 lít dung dịch NaOH 0,08M được dung dịch A. Tìm nồng độ mol/l của các chất trong dung dịch A.
Hỗn hợp X gồm Fe và S. Nung m gam X sau một thời gian thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí Z ( tỉ khối Z so với hidro là 9 ) và 1,6 gam chất rắn. Tìm m.
X là este ba chức, mạch hở và Y là este hai chức. Đốt cháy x mol X hoặc y mol Y đều thu được 0,4 mol CO2. Cho hỗn hợp Z gồm X (x mol) và Y (y mol) tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, sau phản ứng thu được a gam glixerol và 24,14 gam hỗn hợp muối T (mỗi muối chỉ chứa một loại nhóm chức). Cho a gam glixerol qua bình đựng Na (dư) thì khối lượng bình tăng 4,45 gam. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 24,14 gam muối cần dùng 0,6 mol O2, thu được 5,13 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este Y trong Z có giá trị gần nhất với
A. 65%. B. 47%. C. 49%. D. 43%.
X, Y là hai axit cacboxylic đều no, mạch hở; trong đó X đơn chức, Y hai chức. Cho 6,4 gam hỗn hợp E tác dụng với NaHCO3 vừa đủ, thu được 8,82 gam muối. Đốt cháy 6,4 gam E cần dùng 0,19 mol O2. Công thức của X, Y là
A. CH3COOH và (COOH)2. B. HCOOH và CH2(COOH)2.
C. C2H5COOH và (COOH)2. D. CH3COOH và C2H4(COOH)2.
Sau một thời gian đun nóng m gam KMnO4 thu được 27,48 gam hỗn hợp A. Thêm 18,375 gam KClO3 vào hỗn hợp A thu được hỗn hợp B. Cho hỗn hợp B tác dụng với dung dịch HCl đặc, đun nhẹ thì thu được 18,816 lít khí Cl2( đktc). Giá trị của m là bao nhiêu gam?
Cho 9,0 gam etylamin tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 13,6. B. 16,1. C. 11,6. D. 16,3.
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol este X (no, đơn chức, mạch hở) bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 0,6 mol hỗn hợp gồm CO2 và H2O. Công thức phân tử của X là
A. C2H4O2. B. C4H8O2.
C. C3H6O2. D. C5H10O2.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến