Ở điều kiện thích hợp xảy ra các phản ứng sau: (a) 2C + Ca → CaC2. (b) C + 2H2 → CH4. (c) C + CO2 → 2CO. (d) 3C + 4Al → Al4C3. Trong các phản ứng trên, tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng
A. (b). B. (a). C. (c). D. (d).
C thể hiện tính khử ở phản ứng: C + CO2 → 2CO (C0 lên +2)
Dung dịch X chứa Na2CO3 xM và NaHCO3 0,6M. Dung dịch Y chứa HCl 1,65M. Cho từ từ 200 ml dung dịch X vào 200 ml dung dịch Y, thu được 4,704 lít khí CO2 (đktc). Giá trị của x là
A. 0,8. B. 0,4. C. 0,5. D. 0,6.
Đốt cháy hoàn toàn 12,24 gam hỗn hợp X gồm glucozơ, fructozơ và saccarozơ cần dùng 0,42 mol O2, sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được dung dịch có khối lượng giảm m gam so với ban đầu. Giá trị của m là
A. 15,96. B. 16,32. C. 15,20. D. 16,12.
Este X hai chức, mạch hở có công thức phân tử C5H8O4. Thủy phân hoàn toàn X trong môi trường axit, thu được một ancol Y duy nhất và hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic. Nhận định nào sau đây là sai?
A. Y hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường tạo phức xanh lam.
B. X cho được phản ứng tráng bạc.
C. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol Z thu được 3 mol CO2.
D. Tổng số nguyên tử hiđro trong phân tử hai axit cacboxylic là 6.
Đốt cháy 13,12 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu trong khí Cl2, sau một thời gian thu được 25,9 gam hỗn hợp rắn X. Cho toàn bộ X vào nước dư, khuấy đều đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y và còn lại 2,56 gam một kim loại không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 68,94. B. 58,14. C. 64,62. D. 58,38.
Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm hai este đều no, đơn chức, mạch hở với dung dịch KOH vừa đủ, thu được (m – 7,84) gam hỗn hợp Y gồm hai ancol và (m + 3,68) gam hỗn hợp Z gồm hai muối. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 7,32 gam. Giá trị m là
A. 15,36. B. 16,20. C. 17,04. D. 18,24.
Cho các hợp kim: Fe–Cu; Fe–C; Zn–Fe; Mg–Fe tiếp xúc với không khí ẩm. Số hợp kim trong đó Fe bị ăn mòn điện hóa là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2. (b) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3. (c) Cho dung dịch BaCl2 dư vào dung dịch NaHSO4. (d) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch Na3PO4. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Tiến hành điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2 1M và KCl 0,4M bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện I = 5A, sau thời gian 2702 giây thì dừng điện phân, thu được dung dịch X có khối lượng giảm 7,25 gam so với ban đầu. Cho 10,0 gam bột Fe vào X, kết thúc phản ứng thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và m gam rắn không tan. Biết các khí sinh ra không tan trong dung dịch và hiệu suất quá trình điện phân đạt 100%. Giá trị m là
A. 8,67. B. 8,96. C. 6.89. D. 7,68.
Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X mạch hở, thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Mặt khác, thủy phân không hoàn toàn X, thu được hỗn hợp sản phẩm trong đó có Ala-Gly, Gly-Ala, Gly-Gly-Val. Cấu tạo của X là
A. Gly-Ala-Gly-Gly-Val. B. Ala-Gly-Gly-Val-Gly.
C. Gly-Gly-Val-Gly-Ala. D. Gly-Gly-Ala-Gly-Val.
Cho các phát biểu sau: (a) Ở điều kiện thường, các amino axit đều là các chất rắn kết tinh. (b) Glucozơ và saccarozơ đều cho được phản ứng tráng gương. (c) H2NCH2CONHCH2CH2COOH là một đipeptit. (d) Nhỏ dung dịch iốt vào dung dịch hồ tinh bột xuất hiện màu xanh tím. (e) Tơ visco là một loại polime nhân tạo. Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến