Cho 18,36 gam hỗn hợp X gồm glyxin và valin vào 160 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 450 ml dung dịch NaOH 0,8M. Phần trăm khối lượng của glyxin trong hỗn hợp X là
A. 29,94%. B. 32,68%. C. 40,85%. D. 49,02%.
nGly = a, nVal = b, nHCl = 0,16
mX = 75a + 117b = 18,36
nNaOH = a + b + 0,16 = 0,36
—> a = 0,12; b = 0,08
—> %Gly = 49,02%
Trong các polime sau: (1) poli(metyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nilon-7; (4) poli(etylen-terephtalat); (5) nilon-6,6; (6) poli(vinyl clorua). Các polime là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là
A. (2),(3),(5). B. (3),(4),(5).
C. (3),(4),(5),(6). D. (1),(3),(4),(5).
Thực hiện các thí nghiệm sau. (a) Cho Na vào dung dịch CuSO4. (b) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội. (c) Cho Al vào dung dịch NaOH. (d) Cho CaCO3 vào dung dịch HCl. (e) Cho FeS vào dung dịch HCl đun nóng. (g) Cho bột Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. Số thí nghiệm tạo ra chất khí là
A. 3. B. 4. C. 6. D. 5.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Thổi luồng khí H2 đến dư qua ống sứ chứa Fe3O4 nung nóng. (b) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch AgNO3. (c) Cho bột Fe vào dung dịch CuCl2. (d) Điện phân nóng chảy NaCl. (e) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch FeCl3. (g) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2. Số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 6.
Trong số các phát biểu sau về anilin (C6H5NH2) (a) Anilin là chất lỏng, tan ít trong nước. (b) Anilin có tính bazơ, dung dịch anilin không làm đổi màu quỳ tím. (c) Anilin dùng làm nguyên liệu trong phẩm nhuộm màu azo. (d) Anilin tham gia phản ứng thế brom dễ hơn benzen. (e) Anilin tan tốt trong etanol và benzen. Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Điện phân dung dịch chứa x mol CuSO4 và 0,24 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, thu được 3,136 lít khí ở anot (đktc). Nếu thời gian điện phân là 2t giây, tổng thể tích khí thu được ở hai điện cực là 8,288 lít (đktc). Biết hiệu suất điện phân 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của x là
A. 0,20. B. 0,15. C. 0,12. D. 0,17.
Hóa hơi hoàn toàn 13,6 gam hỗn hợp X chứa hai este đều đơn chức, mạch hở thì thể tích hơi đúng bằng thể tích của 5,6 gam N2 (đo cùng điều kiện). Mặt khác đun nóng 13,6 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y chứa hai ancol kế tiếp thuộc dãy đồng đẳng và hỗn hợp Z chứa a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 6,76 gam. Tỉ lệ gần nhất của a : b là
A. 2,6. B. 3,2. C. 2,8. D. 3,0.
Hỗn hợp khí X gồm 0,25 mol H2 và 0,1 mol C2H2. Cho X vào bình kín có dung tích 5 lít không đổi chứa bột Ni. Nung nóng bình 1 thời gian thu được hỗn hợp Y. Đưa bình về 27,3 độ C, áp suất trong bình lúc này là p (atm)
a) Đốt cháy hoàn toàn Y. Tính tỉ lệ mol CO2 và H2O thu được
b) Biết rằng hiệu suất chuyển hoá của C2H2 thành C2H4 và C2H2 thành C2H6 đều là h, tỉ khối của hỗn hợp khí X so với hỗn hợp khí Y là 23:55. Tính h và p
Hòa tan hết 7,72 gam hỗn hợp gồm Na, NaO, Al và Al2O3 cần vừa đủ dung dịch H2SO4, thu được 1,792 lít khí H2 (đktc) và dung dịch X chỉ chứa các muối sunfat trung hòa. Cho dung dịch Ba(OH)2 vào X, sự phụ thuộc khối lượng kết tủa (gam) và số mol Ba(OH)2 được biểu diễn theo đồ thị sau:
Tỉ lệ x : y là
A. 2 : 3. B. 3 : 4. C. 4 : 5. D. 3 : 5.
Đun nóng m gam hỗn hợp X gồm metyl axetat và phenyl axetat cần dùng 240 ml dung dịch NaOH 1M, chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được ancol Y. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 3,1 gam. Giá trị m là
A. 16,92. B. 23,72. C. 26.44. D. 18,32.
Cracking 40 lít butan thu được 56 lít hỗn hợp A gồm H2, CH4, C2H4, C2H6, C3H6, C4H8 và một phần butan chưa bị cracking (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Giả sử chỉ có các phản ứng tạo ra các sản phẩm trên. Hiệu suất phản ứng tạo ra hỗn hợp A là:
A. 20% B. 40% C. 60% D. 80%
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến