Từ metan viết các phương trình phản ứng điều chế: metanol, propan-1-ol, propan-2-ol, butan-1-ol, etylenglicol, glixerol, butan-1,4-điol và propan-1,2-điol.
CH4 —> CH3Cl —> CH3OH
CH4 —> C2H2 —> C4H4 —> C4H10 —> C3H6
CH2=CH-CH3 —> CH2=CH-CH2Cl —> CH2=CH-CH2OH —> CH3-CH2-CH2OH
CH2=CH-CH3 + H2O —> CH3-CHOH-CH3
CH2=CH-CH3 + KMnO4 + H2O —> CH2OH-CHOH-CH3 + KOH + MnO2
C2H2 —> C2H4 —> C2H4(OH)2
C4H10 —> CH3-CH=CH-CH3 —> CH3-CH=CH-CH2Cl —> CH3-CH=CH-CH2OH —> CH3-CH2-CH2-CH2OH
CH2=CH-CH2Cl + Cl2 + H2O —> CH2Cl-CHOH-CH2Cl —> C3H5(OH)3
CH3-CH=CH-CH2Cl —> CH2Cl-CH=CH-CH2Cl —> CH2OH-CH=CH-CH2OH —> CH2OH-CH2-CH2-CH2OH
Hợp chất A có khối lượng mol phân tử bằng 134 g/mol. Thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố trong A là 34,33% natri, 17,91% cacbon, còn lại là oxi. Lập công thức phân tử của A.
Dẫn hỗn hợp gồm một ankan và một anken có thể tích 3,36 lít (đktc) đi qua bình đựng dung dịch brom thấy thoát ra 1,12 lít khí và bình đựng brom tăng 5,6 gam a. Xác định công thức phân tử của anken và ankan biêt rằng chúng có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử b. Viết công thức cấu tạo của anken , biết rằng khi cho anken tác dụng với dung dịch HCl chỉ cho một sản phẩm.
Hình vẽ sau mô tả thí nghiệm điều chế dung dịch HCl trong phòng thí nghiệm:
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Trong thí nghiệm trên không thể thay NaCl bằng NaBr để điều chế HBr.
B. Sau phản ứng giữa NaCl và H2SO4, HCl sinh ra ở thể khí.
C. Trong thí nghiệm trên có thể thay NaCl bằng CaF2 để điều chế HF.
D. Trong thí nghiệm trên, dung dịch H2SO4 có nồng độ đặc.
Cho các dung dịch sau: NH4NO3 (1), KCl (2), K2CO3 (3), CH3COONa (4), NaHSO4 (5), Ba(NO3)2(6) , KOH (7). Số dung dịch có pH < 7 là:
A. 5 B. 3 C. 4 D. 2
Cho dãy các chất: phenyl axetat, vinyl axetat, benzyl acrylat, anlyl axetat, metyl metacrylat, etyl fomat, triolein. Số chất trong dãy khi vừa tác dụng với dung dịch brom, vừa thủy phân trong dung dịch NaOH (dư) đun nóng sinh ra ancol là:
A. 2 B. 3 C. 1 D. 5
Cho các mệnh đề sau: a) Thủy phân este trong môi trường kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa. b) Các este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với các axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon. c) Trimetyl amin là một amin bậc ba. d) Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt Ala- Ala và Ala- Ala- Ala. e) Tơ nilon – 6,6 được trùng hợp bởi hexametylenđiamin và axit ađipic. f) Chất béo lỏng dễ bị oxi hóa bởi oxi không khí hơn chất béo rắn. g) Dung dịch fructozơ bị oxi hóa bởi H2 (xúc tác Ni, t°) tạo ra sobitol; h) Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm axit no, mạch hở, đơn chức và este no, mạch hở, đơn chức luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O; Số mệnh đề đúng là :
A. 7 B. 5 C. 8 D. 6
Thực hiện các thí nghiệm sau: (1) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch CuCl2. (2) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch FeCl3. (3) Nhúng thanh Fe nguyên chất vào dung dịch HCl loãng, có nhỏ vài giọt CuCl2. (4) Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch AgNO3. (5) Để thanh thép lâu ngày ngoài không khí ẩm. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là.
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Cho các phát biểu sau: a) Xenlulozơ trinitrat có chứa 16,87% nitơ. b) Xenlulozơ triaxetat là polime nhân tạo. c) Đipeptit mạch hở có phản ứng màu với Cu(OH)2. d) Tơ nilon-6,6 được tạo ra do phản ứng trùng hợp. e) Thủy tinh hữu cơ plexiglas có thành phần chính là poli (metyl metacrylat). f) Trong công nghiệp, glucozơ được dùng tráng gương, tráng ruột phích; g)Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo. h) Benzyl axetat là este có mùi chuối chín. Số phát biết sai là :
A. 5 B. 3 C. 6 D. 4
Hòa tan 51,1 gam hỗn hợp X gồm NaCl và CuSO4 vào nước được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y với điện cực trơ màng ngăn xốp đến khi nước bắt đầu bị điện phân ở hai điện cực thì dừng lại, thì thể tích khí ở anot sinh ra gấp 1,5 lần thể tích khí sinh ra ở catot (các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Phần trăm khối lượng của CuSO4 trong hỗn hợp X là
A. 31,31% B. 68,69% C. 73,22% D. 94,25%
Để tác dụng hết 3,0 gam hỗn hợp gồm axit axetic và metyl fomat cần V ml dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Giá trị của V là
A. 100. B. 50. C. 500. D. 150.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến