Cho các chất sau: etyl fomat, vinyl axetat, triolein, metyl acrylat, phenyl axetat, benzyl fomat. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
etyl fomat
HCOOC2H5 + NaOH —> HCOONa + C2H5OH
vinyl axetat
CH3COOCH=CH2 + NaOH —> CH3COONa + CH3CHO
triolein
(C17H33COO)3C3H5 + NaOH —> C17H33COONa + C3H5(OH)3
metyl acrylat
CH2=CH-COOCH3 + NaOH —> CH2=CH-COONa + CH3OH
phenyl axetat
CH3COOC6H5 + NaOH —> CH3COONa + C6H5ONa + H2O
benzyl fomat
HCOOCH2C6H5 + NaOH —> HCOONa + C6H5CH2OH
Cho các chất sau: glucozơ, saccarozơ, tripanmitin, amilozơ, xenlulozơ, lòng trắng trứng. Số chất cho được phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Cho a mol Fe tác dụng với dung dịch HNO3 thu được 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch X và còn dư 5,6 gam Fe. Cô cạn dung dịch X thu được b gam muối khan. Giá trị của a, b lần lượt là
A. 0,25 và 27,0. B. 0,15 và 27,0.
C. 0,25 và 36,3. D. 0,20 và 27,0.
Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3, Al2O3, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, hỗn hợp chất rắn thu được gồm:
A. Cu, Fe, Al, Mg. B. Cu, FeO, Al2O3, MgO.
C. Cu, Fe, Al2O3, MgO. D. Cu, Fe, Al, MgO.
Cho 24,92 gam hỗn hợp X gồm lysin và axit glutamic tác dụng vừa đủ với 240 ml dung dịch HCl 1M thu được dung dịch Y. Cho 400 ml dung dịch KOH 1,5M vào Y, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan. Giá trị của m là
A. 57,76. B. 58,10. C. 56,46. D. 57,12.
Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn (để trong dung dịch NaCl đậm đặc) bị ăn mòn điện hóa, thì trong quá trình ăn mòn
A. sắt đóng vai trò catot và bị oxi hoá.
B. kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hoá.
C. kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
D. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá.
Hỗn hợp X gồm Fe và Cu. Chia m gam hỗn hợp X thành 2 phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy thoát ra 2,24 lít khí (đktc). Phần 2 cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 8,96 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đktc). Giá trị của m là
A. 38,4. B. 26,4. C. 43,2. D. 21,6.
Từ 1 tấn tinh bột người ta sản xuất ra ancol eylic theo hai giai đoạn: Tinh bột → Glucozơ → C2H5OH (Hiệu suất các giai đoạn lần lượt là 80% và 70%). Khối lượng ancol etylic thu được từ 1 tấn tinh bột là
A. 234 kg B. 162 kg. C. 180 kg. D. 318 kg.
Cho các phát biểu sau: (a) Ở điều kiện thích hợp, alanin phản ứng được với C2H5OH. (b) Thành phần chính của bột ngọt (mì chính) là axit glutamic. (c) Axit ε-aminocaproic có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng tạo polime. (d) Dung dịch glyxin không làm quỳ tím chuyển màu. Các phát biểu đúng là
A. (a) (b),(c). B. (b),(c),(d).
C. (a),(c),(d). D. (a),(b),(d).
Cho các thí nghiệm sau đây: (a) Cho FeS vào dung dịch HCl dư. (b) Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Al2(SO4)3. (c) Cho dung dịch FeCl3 dư vào dung dịch AgNO3. (d) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Fe(NO3)2. (e) Cho bột Fe vào lượng dư dung dịch FeCl3. (g) Sục khí CO2 dư vào dung dịch NaAlO2. Sau khi các phản ứng kết thúc. Số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2. Đun nóng 10,8 gam X với dung dịch NaOH vừa đủ thu được dung dịch Y. Khi cô cạn dung dịch Y thu được phần hơi có chứa một chất hữu cơ Z có 2 nguyên tử cacbon trong phân tử và còn lại m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 8,5. B. 6,8. C. 9,8. D. 8,2.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến