Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ, kiểu câu trong đoạn văn sau: a) Trong vùng có một võ sĩ đầu trọc. Tướng mạo người này rất uy phong chỉ có điều trên đầu ông ta không lấy 1 sợi tóc. Để che giấu khuyết điểm ấy, ông ta dùng bộ tóc giả. Hôm ấy, võ sĩ đầu trọc cùng bạn bè đi săn. Khi tới đỉnh núi, đúng lúc mọi người chuẩn bị săn bắn thì một trận gió thổi qua, nó thổi bay chiếc mũ và bộ tóc giả của võ sĩ. Trước mặt mọi người xuất hiện một cái đầu bóng loáng. Ai nấy được một trận cười ngã lăn. Võ sĩ ghì cương ngựa và bình tĩnh nói: "Có gì đáng để cười chứ, mớ tóc ấy vốn không phải của tôi nên nó bay đi là chuyện tất nhiên" Câu này khiến mọi người nghe vô lý b) Có một người bán toàn bộ gia sản để mua một cục vàng rồi bí mật chôn nó ở một nơi. Hằng ngày, anh ta đến thăm cục vàng một lần. Gã chăn dê gần đó phát hiện, nhân lúc không có ai ở đó, hắn đào lên lấy trộm cục vàng. Hôm sau, chủ cục vàng đến thăm thì nó không còn. Anh ta vô cùng buồn bã. Một người dân hỏi thăm và khuyên anh ta: “Hãy lấy cục đá chôn ở cục vàng. Chỉ cần anh xem nó là vàng thì anh sẽ vui trở lại”

Các câu hỏi liên quan

*Đề: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: "Học, học nữa, học mãi"* Dàn bài: a) Mở bài -Học là công việc quan trọng, không học tập không thể thành người có ích. -Giới thiệu và trích dẫn lời khuyên của Lê-nin b) Thân bài -Học, học nữa, học mãi nghĩa là như thế nào? +Lời khuyên ngắn gọn như một khẩu hiệu thúc giục mỗi người học tập. +Lời khuyên chia thành ba ý mang tính tăng cấp: Học: Quá trình bắt đầu công việc học tập, tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức. Học nữa: Vế trước đã thúc giục ta bắt đầu học tập, vế thứ hai thúc giục ta tiếp tục học tập, học nữa mang hàm ý là đã học rồi, nhưng cần tiếp tục học thêm nữa. Học mãi: Vế thứ ba khẳng định một vấn đề quan trọng về công việc học tập. Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi, con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi mình đã có được một vị trí nhất định trong xã hội. -Tại sao phải học, học nữa, học mãi? +Bởi học tập là con đường giúp chúng ta tồn tại và sống tốt trong xã hội. +Bởi xã hội luôn luôn vận động, cái mới luôn được sinh ra, nếu không chịu khó học hỏi, ta sẽ nhanh chóng lạc hậu về kiến thức +Bởi cuộc sống có rất nhiều người tài giỏi, nếu ta không nỗ lực học tập ta sẽ thua kém họ, tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống. -Học ở đâu và học như thế nào? +Học trên lớp, trong sách vở, học ở thầy cô, bạn bè, cuộc sống,... +Khi không còn ngồi trên ghế nhà trường, ta vẫn có thể học thêm trong sách vở, trong cuộc sống, trong công việc,... +Có thể học trong lúc làm việc, trong lúc nhàn rỗi,... c) Kết bài: -Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: đó là lời khuyên đúng đắn và có ích đối với mọi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh chúng ta. -"Đường đời là cái thang không nấc chót. Việc học là cuốn sách không trang cuối" Mỗi người hãy coi học tập là niềm vui, hạnh phúc của đời mình.